Banner header Meliponini JiChi Viet Nam
Ong dú - Stingless bee

Kỹ Thuật Tách Đàn Ong dú Với Thùng Nuôi Ong Thông Minh

 Nguyễn Hữu Trực   |    Ngày 12/01/2020

Tại sao phải chia đàn ong của bạn?

Trong thời gian tới, một nhu cầu rất lớn đối với tổ ong dú như là vật nuôi làm cảnh, trưng bày, thụ phấn, cho mật ong, và giáo dục các bé về thiên nhiên và côn trùng.

kỹ thuật nuôi ong lấy mật, nuôi ong phong thủy làm cảnh

Kỹ thuật nhân giống tổ ong dú là một cách để đáp ứng nhu cầu đó.

Tất cả những người nuôi ong nên nuôi ít nhất hai tổ ong để tránh cận huyết trong quá trình nhân giống đàn ong.

Một khi bạn có hai tổ ong, bạn có thể thu hoạch mật ong hoặc tiếp tục nhân đàn để chia sẻ, tặng hoặc cho tất cả bạn bè của bạn như đó là một phần quà tặng mà tự tay bạn làm ra, các bạn của bạn sẽ rất ngưỡng mộ khi thấy bạn làm được như vậy.

Kỹ thuật nuôi ong dú, xác định thời điểm chia đàn ong

Thời gian nào trong năm chia đàn ong tốt nhất? dấu hiệu nào cho biết tổ ong dú của bạn đã có thể chia đàn? Là kỹ thuật nuôi ong mà muốn tách đàn ong dú cần phải biết.

1. Cân nặng của thùng ong  

Để biết được rằng tổ ong của bạn đã đủ điều kiện để chia tách đàn hay chưa, một phương pháp rất hữu ích đó là cân trọng lượng của cả thùng nuôi ong.

Xác định tổng trọng lượng của cả tổ ong và trừ cân nặng của thùng nuôi để xác định khối lượng tịnh (trọng lượng thực tế của đàn ong)

Ví dụ: Các tổ ong dú giống T.carbonaria của Úc có thể được chia đàn khi chúng đạt tới khối lượng tịnh khoảng 3 kg, thường đạt được sau khoảng 12 tháng sau lần chia đàn cuối cùng.

2. Thời gian kể từ lần nhân đàn cuối cùng  

Với loài ong dú ở tất cả các giống, thông thường sẽ được chia đàn một năm một lần tính từ thời điểm chia đàn cuối cùng hoặc lúc sang thùng hoặc mới nuôi.

Củng có một vài trại nuôi ong dú, người nuôi ong tiến hành chia đàn sáu tháng một lần.

Nhưng với giống ong dú của JiChi và các thiết kế đặc biệt của thùng nuôi ong của chúng tôi sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian này xuống còn bốn tháng một lần hoặc có thể nhanh hơn với các đàn ong mạnh.

>>> So sánh hiệu quả của 2 kiểu thùng nuôi ong đứng và ngang truyền thống

3. Đếm số lượng ong thợ đi làm bên ngoài tổ  

hiện tượng ong dú chia đàn

Số lượng ong thợ đi làm về trước cửa tổ, với số lượng khoảng từ 30 - 60 con ong ra và về trong một phút trong thời tiết nắng ấm

Đây là cách để biết được tổ ong có thể chia đàn đối với các giống ong dú trứng chùm (trứng cụm) hoặc ong dú trứng tầng (trứng xoắn ốc).

Bởi vì với số lượng ong thợ đi làm tấp nập trước cửa tổ cho thấy bên trong tổ đang phát triển rất mạnh, và là cách nhận biết ong dú chúa đẻ rất tốt và đàn ong củng đã đủ điều kiện để tách đàn.

Cách tách đàn ong dú

Bước 1:  Bảo hộ an toàn cho bản thân

đồ bảo hộ bắt ong và kiểm tra ong

Những con ong không ngòi đốt (ong dú) chúng không thể đốt được, nhưng bạn có thể gặp phiền toái và cảm thấy khó chịu trong quá trình chia đàn ong dú.

Bởi vì chúng dính lên tóc, bu vào mắt, tai, mũi, miệng .v.v gây ra cảm giác rất khó chịu và làm chúng ta khó tiếp cận tổ ong để chia đàn  ong được như mong muốn.

Chính vì vậy, trước khi mở tổ ong, bạn nên trang bị bộ đồ bảo hộ cho mình để tránh sự làm phiền của những con ong dú trong quá trình chia tách đàn.

Đồ bảo vệ của ong dú bao gồm:

  • Mũ chống ong dú bay vào mặt. Mũ bảo hộ dành riêng cho ong dú bạn có thể xem giá và đặt hàng tại đây.
  • Bao tay cao su, bao tay y tế dùng 1 lần xong bỏ rất tiện lợi.
  • Mặc quần áo có màu sắc tươi sáng như trắng, vàng sáng v.v. , không mặc đồ tối màu như màu đen, nâu, xám, đỏ .v.v để hạn chế ong bay dính vào và chết.

Mẹo nhỏ: Ngoài mũ bảo hộ và bao tay ra, nên mua một bộ áo mưa dạng vải dù màu tươi sáng để ong không thể cắn vào áo và ong dú sẽ chết ít nhất có thể trong lúc chia đàn.

dụng cụ nuôi ong dú, mũ bảo hộ

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ chia tách đàn ong

Bảo vệ tổ ong sau khi chia bởi những kẻ thù tự nhiên

Dụng cụ chia đàn ong dú bao gồm:

  • Bộ đồ bảo hộ khi chia tách đàn ong.
  • Một thùng nuôi ong dú rỗng đúng kỹ thuật và tiêu chuẩn
  • Dao nậy tổ ong
  • Dao thái nhỏ
  • Băng keo giấy để dán thùng ong sau khi chia hoặc dây đai buộc thùng ong.

Bước 3: Các thao tác chia đàn ong

- Tách hai phần nơi chứa trứng ong của thùng nuôi ong thông minh ra bằng một cây dao nậy tổ ong, cần một tí sức bởi vì những con ong dính các hộp lại với nhau bằng keo ong.

cách chia đàn ong dú, natural hive duplication

Chú ý: Không dùng dao cắt ngang để dễ hơn cho việc tách tổ ong ra. Một vết cắt xuyên qua toàn bộ ở giữa hai nửa sẽ làm hỏng tổ trứng, chỉ cắt ở bốn góc nơi mà chứa mật ong và phấn hoa.

Vì thùng nuôi ong hiện đại với hai thanh chia được gắn vào ở các hộp giữa thì việc cắt thường là không cần thiết.

- Sau khi tách xong và hãy nhìn lại tổ trứng, có thể bạn cần phải có một vài mẹo nhỏ cho từng trường hợp của các tổ trứng bị chia đôi ra không như ý muốn.

>>> Xem tiếp trong bài này ở phần 4 Trường hợp khi chia đôi tổ trứng

- Sử dụng dao cắt sáp đa năng (dao nậy tổ ong) để sủi bỏ hết keo ong, sáp ong v.v.. dính trên bề mặt tiếp nối của các hộp.

- Dùng giẻ lau sạch và khô bất kỳ mật ong dú nào bị đổ ra và dính trên mép thành thùng kể cả bên trong thùng để giảm sự xâm nhập của kẻ thù tự nhiên.

kỹ thuật nuôi ong dú lấy mật

- Ghép hộp có đầy đủ trứng, trùng, nhộng, thức ăn và ong ở trên với một thùng rỗng ở bên dưới và ngược lại với thùng còn lại. Kiểm tra xem các hộp có khít với nhau không.

- Gắn các hộp mật lên trên ở hai thùng.

- Dùng băng keo giấy dán xung quanh các khớp nối để dính các hộp lại và củng là để lấp đi các khoảng trống tạm thời cho đàn ong ổn định và hạn chế kẻ thù.

cách tách đàn ong dú, làm tổ ong chống kiến tấn công

- Để dính chặt các hộp của thùng ong lại với nhau. Có thể dùng băng keo dán theo chiều dọc.

Băng keo thì dễ dàng sử dụng và dễ mua nhưng để lại các vết keo dính trên thùng rất khó coi.

Trong kinh nghiệm nuôi ong lấy mật của tôi có một cách khác buộc chặt hơn, đơn giản và hiệu quả hơn là đóng đai nhựa (hình 11-4).

kỹ thuật nuôi ong dú, bee hive boxes

Cách làm này thì giá rẻ và rất chắc chắn. Dây đai sẽ bị mục khoảng hơn 6 tháng dưới ánh nắng mặt trời, nhưng vào lúc này, những con ong đã dán kín các phần của tổ lại với nhau và tổ ong đã phát triển mạnh.

Các dây đai nhựa này không phải dễ dàng để mua được với số lượng nhỏ NHƯNG chúng tôi có bán lẽ nó tại trang web của mình Hocnuoiongdu.com tại mục Dụng cụ nuôi ong.

kỹ thuật nuôi ong, cách chia đàn ong

Hình 9: Tóm tắt cách chia đàn ong dú với giống ong dú ở Úc - Tetragonula carbonaria  - Ảnh của MIKAYLA LAMBERT

+ Hình A. Tổ ong bên phải đã đầy và sẵn sàng để chia đàn. Một thùng rỗng bên trái sẽ sử dụng cho việc chia đàn.

+ Hình B. Dùng dao nậy tổ ong để nậy thùng ong lên.

+ Hình C. Hai phần của tổ ong được tách ra đều nhau.

+ Hình D. Hộp chứa trứng và thức ăn đã đầy ở trên và hộp rỗng mới ở dưới và đặt chúng chồng lên nhau.

+ Hình E. Một miếng giẻ được sử dụng để làm sạch mật ong bị đổ ra khỏi bề mặt tiếp nối giữa hai hộp.

+ Hình F. Đậy các hộp mật lên trên ở cả 2 thùng ong.

Bước 4: Vị trí đặt thùng ong sau khi chia đàn

Hãy đặt thùng ong mới tại vị trí cũ và thùng ong cũ tại vị trí mới.

Vị trí mới phải cách vị trí cũ có bán kính ít nhất 2 m, bởi vì trong phạm vi bán kính 1 m ong dú có thể tìm lại về tổ cũ của nó tại vị trí mới.

Nếu có điều kiện và có nơi đặt tổ ong xa hơn, thì khoảng cách tốt nhất cho tổ cũ có bán kính là > 1 km.

Vì phạm vi lấy phấn hoa và mật ong của ong dú có bán kính là 1 km.

>>> Xem thêm Ong Dú Bay Xa Cỡ Nào? 3 Cách Xác Định Tổ Ong Dú Bay Bao Xa 
Tổ ong mới là tổ ong có đáy là đáy mới và hộp giữa là hộp cũ, tổ ong cũ là tổ ong có đáy là đáy cũ và hộp giữa là hộp mới.

Video hướng dẫn chia đàn ong dú

Những lưu ý khi nhân giống đàn ong dú

Thời tiết và khí hậu trong và sau khi chia đàn

Tốt nhất, hãy chia tổ ong của bạn khi điều kiện thời tiết ấm áp. Đừng chia đàn ong dú khi trời mưa.

Vì nước mưa có thể đi vào khoảng trống giữa các phần của thùng ong nếu những con ong chưa có đủ thời gian để đóng kín toàn bộ bằng keo ong.

Nước động trong tổ ong là một vấn đề cực kỳ quan trọng vì nó có thể làm tăng độ ẩm trong tổ và gây ra nấm mốc với đàn ong mới chia.

Cũng không chia tổ ong nếu sắp tới thời tiết sẽ lạnh hoặc cực kỳ nóng. Ong cần thời gian để xây dựng lại cấu trúc cách nhiệt của chúng bên trong tổ sau khi chia đàn.

Thời tiết nóng thường không phải là một vấn đề, nhưng tránh chia đàn trong thời tiết cực nóng, trên 400C.

bệnh của ong dú, ong chúa không đẻ, cách nuôi ong

Thời gian chia đàn tốt nhất trong ngày

Tổ ong có thể được chia bất cứ thời điểm nào trong ngày. Một số người nuôi ong dú thích chia đàn ong của mình vào ban đêm vì ít ong bay ra khi chia đàn.

Nhưng hãy cẩn thận, ong có thể bò ra khỏi thùng ong đang mở với số lượng lớn và nguy cơ bị chết do đạp, đè lên chúng hoặc bị mất do lạc đường vào buổi tối.

Cách nuôi ong và thời điểm chia đàn tốt nhất trong ngày là từ 8h - 10h sáng, bởi vì đây là thời gian ấm áp nhất và ong có đủ thời gian trong ngày để định hướng lại cửa tổ mới của mình.

Với một số giống, chúng sẽ thỉnh thoảng bay náo loạn xung quanh tổ ong sau khi chia ra (Hình 11-13). Nhưng bạn hãy bình tĩnh vì vào ngày kế tiếp, chúng sẽ ổn định và bình thường trở lại.

>>> Hiện tượng ong dú chia đàn tự nhiên, và cách xử lý

Đảo ngược một thùng ong dú khi chia đàn có được không?

Lưu ý rằng khi chia đàn vẫn luôn giữ tổ ong theo hướng ban đầu của nó trong suốt quá trình chia đàn.

Tốt nhất là bạn không nên đảo ngược thùng ong lại khi di chuyển sang thùng mới.

Bởi vì trứng và ấu trùng nhỏ tuổi nổi trên các chất bán lỏng, nghĩa là sẽ có sự sáo trộn trong lỗ trứng và trùng non khi còn thức ăn.

Nếu bạn lật ngược thùng ong lại, hỗn hợp dung dịch thức ăn có thể làm chết trứng hoặc ấu trùng trong hỗn hợp dung dịch.

>>> Cách ong dú chúa đẻ trứng như thế nào

Có bằng chứng rõ ràng rằng điều này xảy ra với một số loài lớn hơn ở Châu Mỹ, do đó, nó đã trở thành một khuyến nghị quốc tế để giữ cho các hộp luôn theo hướng ban đầu và không lật ngược chúng.

Nhưng đảo ngược tổ trứng ở các loài Lisotrigona Furva không làm tổn thương chúng. Bởi vì các ô lổ tổ nhỏ hơn và các thứ bên trong bám vào đáy và thành của các lổ tổ, do đó không có thiệt hại xảy ra.

Trong thực tế, các tổ trứng của các loài L.Furva có các ổ trứng quay về nhiều hướng khác nhau. Đối với loài này, ít nhất, độ nhớt và sức căng bề mặt của các thức ăn trong ổ trứng cho phép nó cố định tại một vị trí.

ong chúa đẻ trứng, trứng của ong dú l.furva

Chia đàn ong dú có cần bắt nhốt ong chúa

Nhiều người nuôi ong dú chưa biết được liệu có nhốt ong chúa khi chia đàn không? cách tìm ong chúa trong đàn thế nào? và có cần kỹ thuật nuôi ong chúa hay không?

Không cần tìm ong chúa trong đàn

Với ong dú rất đặc biệt, khi chia đàn chúng ta không cần quan tâm con ong chúa nằm ở đâu, và tìm chúng thế nào?

Bởi vì những con ong dú rất nhỏ và tổ của chúng cố định và các trứng xếp xen kẻ với nhau rất khó để nhận biết ong dú chúa.

cách tìm ong chúa trong đàn, hình ảnh ong dú chúa

Chúng ta chỉ biết được ong chúa nằm ở đàn nào sau từ 5 - 7 ngày.

Lúc này chúng ta mới tiến hành bước tiếp theo trong phương pháp chia đàn ong dú thành công 100% là "Kỹ thuật tạo ong chúa để chia đàn" trong bài viết tiếp theo tại đây.

Ong chúa đẻ trứng và 4 Trường hợp khi chia đôi tổ trứng

Khi tách thùng ong ra làm hai để chia đàn, bạn sẽ gặp những trường hợp mà lớp trứng không theo ý muốn của bạn, lúc này bạn phải linh động và xử lý tình huống như sau:

Tổ trứng bị tách tại vị trí các lớp trứng mới

Chia đàn dễ dàng nhất là khi tách trúng đàn được cắt ngang ngay giữa lớp trứng mà ong chúa đang đẻ và lớp trứng cũ, đó là khu vực tự nhiên dễ tách nhất.

Trong trường hợp này chúng ta không cần phải xử lý thêm gì nữa.

Tách tổ trứng ong dú tại lớp tổ toàn nhộng hoặc ấu trùng ong dú

Nếu bạn đang tách qua các lớp ấu trùng hoặc nhộng, có thể bạn phải cần can thiệp một chút.

Có thể cần thiết để xé rách (nhộng) hoặc cắt nhẹ bằng dao (trứng mới) để tách các lớp ra như hình.

Đôi khi cũng cần thiết phải cắt lớp Involcrum (lớp bọc tổ trứng) và một số túi chứa mật ong và phấn ong dú.

Hình ong dú trứng tầng, chia đàn ong dú

Chia đôi tổ trứng trúng ngay phần nhộng ong dú (trứng ong dú già)

Nếu bạn mở hộp ra và thấy rằng mình đang tách qua lớp trứng toàn là nhộng nơi mà ong trưởng thành chuẩn bị nở, thì chúng ta có thể nhìn thấy một lớp ổ trứng mới ở phía dưới lớp này.

Trong trường hợp này chúng ta củng không cần can thiệt thêm điều gì cả cứ thực hiện việc chia đàn ong dú theo bốn bước như trên

Tách tổ trứng tại vị trí mà tổ trứng ong dú không được chia đôi

Thỉnh thoảng, tổ trứng không tách thành hai nửa, và nó bị dính lại toàn bộ tổ trứng ở nửa trên hoặc nửa dưới.

Cách xử lý 1: Bạn hãy đóng thùng ong lại và chờ ba đến bốn tuần nữa cho ổ trứng mới đẩy lên đến gần giữa hoặc ở giữa rồi thì chúng ta mới tách.

Cách xử lý 2: Ngoài ra, bạn có thể tách tổ trứng này ra và chuyển một nửa vào thùng nuôi ong dú khác. Lúc này chúng ta phải cần đến dao thái nhỏ để cắt tổ trứng ra.

Mẹo nhỏ: Ưu tiên xử dụng "cách xử lý 1"

Xem thêm các bài viết liên quan khác cùng chủ đề

>>> Ong dú chúa giao phối ra sao?

>>> Xem tất cả các bài viết về cách nuôi ong dú

Tài liệu tham khảo

(1) The Australian Native Bee Book được viết bởi chuyên gia hàng đầu thế giới về ong không ngòi đốt, Tiến sỹ Tim Heard

(2) Kinh nghiệm thực tiễn và những ghi chép hàng tháng của Nguyễn Hữu Trực (Trực JiChi)

(3) Tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu nước ngoài khác nhau.

Chia sẻ bài viết:
Tags: cach chia dan ong gioi thieu ong chua ky thuat nuoi ong nhan giong ong
Bình luận:
binh-luan

nem1530507krya Trả lời

25/05/2022

mns1530507rtjuny 9y33fu7 bpDf YdIxsrH

binh-luan

nam1530507tetcher Trả lời

24/05/2022

mss1530507ngkyt HjFsOqW lnsL IekNrCy

binh-luan

elupyide Trả lời

11/05/2022

We have prepared a special offer for you. Take your 500$ https://tinyurl.com/y3j3g768

binh-luan

elupyide Trả lời

10/05/2022

We have prepared a special offer for you. Take your 500$ https://tinyurl.com/y3k8vff2

binh-luan

widly Trả lời

17/03/2022

Hi, this is Irina. I am sending you my intimate photos as I promised. https://tinyurl.com/y8tfx2dj

Viết bình luận của bạn:

Giỏ hàng