Banner header Meliponini JiChi Viet Nam
Ong dú - Stingless bee

Ong Chúa Giao Phối Ra Sao? Đời Sống Xã Hội Của Ong Dú & Ong Mật

 Nguyễn Hữu Trực   |    Ngày 20/06/2019

Hầu hết các loài ong đều sống một mình hoặc là một nữa xã hội một nữa một mình, nhưng chỉ duy nhất hai loài ong mật và những con ong dú, đã đạt đến đỉnh cao của một xã hội phức tạp, chúng có hành vi xã hội cực cao, nó thực sự là một xã hội cực kỳ phức tạp.

Đời Sống Xã Hội Của Loài Ong Mật Và Ong Dú

Ong dú chúa đã giao phối và đang đẻ trong tổ ong dú

Hình 1. Một xã hội thu nhỏ bên trong một tổ ong dú

Những con ong dú và ong mật có mối quan hệ họ hàng với nhau nhưng chúng đã tách ra khoảng 80 triệu năm trước, (hình 2-1). Kể từ đó, ong dú đã có một cuộc hành trình để có sự phân bố như hiện tại ở tất cả các vùng nhiệt đới trên thế giới. xem thêm về "Sự hình thành và phân bố của ong dú trong thời kỳ tiền sử và “con thuyền” nào đã đưa ong dú tới Việt Nam như hiện nay".

Nhưng ngược lại với những con ong mật bây giờ vẫn ở những nơi mà chúng đã có mặt trên thế giới và không bao giờ tự nhiên xuất hiện ở Úc hoặc ở Mỹ mà chúng được con người mang đến, nuôi và đã thoát ra khỏi môi trường tự nhiên và phân bố ở đây.

Tổ tiên chung của hai loài này có lẽ là một loài ong củng sống theo hành vi xã hội. Những con ong có hành vi xã hội càng cao cho thấy sự chồng chéo của các thế hệ và con cái xuất hiện như là một xã hội phức tạp, các đàn ong có thể được thành lập bởi một con cái duy nhất, và các đàn ong sống lâu năm. Tổ Tiên Của Ong Mật & Ong Dú Có Thể Trông Như Thế Này?

Ong mật và ong dú phát triển thành hành vi xã hội bậc cao của chúng một cách độc lập ở các khía cạnh khác nhau trên toàn cầu, vì vậy chúng khác nhau về rất nhiều mặt, nhưng chúng có một số điểm quan trọng chung. Như là những con ong có hành vi xã hội cao đều có các đặc điểm sau đây.

1) Đều có ong chúa

2) Không có giai đoạn sống một mình trong vòng đời của đàn ong

3) Các đàn ong hình thành sống một năm hoặc lâu năm.

Trong những con ong dú và ong mật, có hai loại ong cái, đó là ong chúa và ong thợ. Ong chúa có vai trò hoàn toàn thống trị sinh sản và hình thái khác biệt với ong thợ.

Cuộc đời của một ong thợ bắt đầu từ một quả trứng đã thụ tinh được đặt vào một lổ tổ ong thợ với kích thước lỗ tổ bình thường, sau đó kết quả ấu trùng sẽ phát triển thành một con ong thợ và sẽ vẫn là một con ong thợ.

Trứng ong mật và trứng ong dú đã thụ tinh

Hình 2: Hình chụp cận cảnh trứng ong mật

Nếu một quả trứng đã được thụ tinh và được đặt trong mũ chúa với kích thước lớn hơn, nó sẽ phát triển thành một con ong chúa, và điều này cũng không thể thay đổi.

Ong đực được sinh ra bởi một trường hợp thứ ba bắt đầu bằng trứng không thụ tinh được ong chúa hoặc ong thợ đẻ ra.

Mật Ong Thu Được Từ Tổ Ong Là Một Điều Kỳ Diệu

Không có giai đoạn sống một mình trong vòng đời của các đàn ong có nghĩa là đàn ong không thể được bắt đầu bởi một cá thể đơn lẻ, mà phải có một nhóm ong làm việc và cùng hợp tác. Các đàn ong đều có vòng đời của riêng nó, được thành lập -> phát triển -> lụi tàn và đây củng là quy luật tự nhiên của vũ trụ.

Các tổ của các loài ong có tính xã hội cao có thể sống nhiều năm. Cuộc sống lâu năm đòi hỏi rằng các đàn ong phải dự trữ thức ăn theo thời gian. Thật vậy, cả ong dú và ong mật đều tích trữ một khối lượng mật ong và phấn hoa mà đều có thể được khai thác bởi con người.

Mật ong dú, các lỗ tổ chứa mật ong dú nguyên chất

Hình 3: Các tổ ong chứa đầy mật ong dú chuẩn bị cho khai thác mật với chất lượng mật ong dú tuyệt vời

Ong Dú Chúa Được Tạo Ra Khác Với Ong Chúa Của Ong Mật

Ở cả hai loài là ong mật và ong dú. Chỉ có một ong chúa đã giao phối được chấp nhận trong một đàn ong, nhưng trong các đàn ong của loài ong dú, ong chúa non được tạo ra liên tục, hoặc gần như vậy, và ong chúa chưa giao phối này thường xuyên cùng tồn tại với ong chúa đã giao phối.

Ở cả ong mật và ong dú, ong chúa có trách nhiệm đẻ tất cả các loại trứng theo yêu cầu của đàn ong, và tất cả ong thợ và ong đực trong đàn ong đều là con của ong chúa, tất cả chúng đều là anh chị em với nhau.

Ở ong mật thời gian từ khi còn là trứng đến khi nở ra thành ong trưởng thành khác nhau giữa các cấp bậc cửa từng loại ong, với ong chúa là 16 ngày, ong thợ 21 ngày và ong đực phải mất tới 24 ngày.

Nhưng ở những con ong dú thì ngược lại, thời gian phát triển không khác nhau giữa ong thợ và ong đực, và đều là 50 ngày đối với giống ong có kích thước lớn trung bình như T. Carbonaria, và 55 ngày đối với các loài ong có kích thước nhỏ hơn như Austroplebeia australis hay Lisotrigona Furva.

Nhưng đối với ong chúa ong của dú phải mất thêm vài ngày nữa để phát triển, với các ổ chúa lớn hơn còn lại sau khi ong đực và ong thợ ở các lỗ tổ lân cận đã nở hết.

Thời gian phát triển thành ong chúa của ong dú dài hơn so với ong mật !

Thời gian phát triển dài hơn đối với ong chúa của ong dú là một bất ngờ đối với người nuôi ong mật, vì với ong mật thời gian phát triển thành ong chúa chỉ 16 ngày trong khi ong thợ và ong đực là 21 và 24 ngày tương ứng.

Tuy nhiên, trong quy luật của tự nhiên thì điều này là hợp lý, vì côn trùng lớn hơn thường phải mất nhiều thời gian hơn để phát triển so với những loài nhỏ hơn.

Vòng đời của ong dú, ong dú đẻ trứng như thế nào

Tại Sao Ong Chúa Của Ong Mật Phát Triển Nhanh Hơn So Với Các Cấp Bậc Khác ?

Điều này liên quan đến cách thức khác nhau về việc thay ong chúa một cách tự nhiên của hai nhóm côn trùng này trong đàn ong của chúng. Trong một đàn ong mật, ong chúa xuất hiện đầu tiên nhất là người chiến thắng ở cuộc đua để trở thành ong chúa tiếp theo thống trị đàn ong, vì vậy quá trình tiến hóa đã “ủng hộ” các ong chúa phát triển nhanh chóng.

Mũ ong chúa trên cầu ong của ong mật

Hình 5: Mũ chúa của ong mật

Nhưng, trong những con ong dú, nó không phải là một cuộc đua. Thay vào đó, ong chúa được lựa chọn bởi ong thợ từ một vài ong chúa có sẵn trong tổ mà những con ong chúa này là ong chúa chưa giao phối

Ong Dú Thợ Và Ong Dú Đực Sống Được Bao Lâu ?

Tuổi thọ trung bình cho ong thợ khoảng 100 ngày là điển hình đối với nhiều loài ong dú mặc dù loài ong dú nhỏ con hơn là loài Austroplebeia australis sống lâu hơn. Tuổi thọ của ong đực khó xác định hơn khi chúng thường rời đi, hoặc bị đuổi khỏi tổ trước khi chết.

Số lượng ong thợ trong một tổ ong

Số lượng ong thợ trong một tổ ong dú, ước tính số lượng ong thợ trưởng thành của một đàn ong của T. Carbonaria khoảng 10,000 con. Và Megan Halcroft ước tính trung bình 4,000 con ong thợ với loài Austroplebeia australis có kích thước nhỏ hơn. Trong khi đó một đàn ong mật có số lượng đông hơn, với 50,000 ong thợ. Tất nhiên những con số này có thể thay đổi.

Số lượng ong đực trong một đàn ong rất khó đếm chính xác

Số lượng ong đực có sự thay đổi đặc biệt vì hai lý do: thứ nhất, bởi vì chúng được tạo ra theo mùa và thứ hai, bởi vì chúng có thể rời khỏi tổ vào các thời điểm khác nhau. Nói chung, ong đực có mặt trong tổ với số lượng hàng trăm chứ không phải hàng ngàn.

Ong dú đực đợi ong chúa giao phối bên ngoài tổ ong

Hình 6. Ong dú đực bị đuổi ra khỏi tổ và thường tập trung lại thành một nhóm chờ để giao phối với ong chúa bên ngoài tổ, nên rất khó biết được chính xác số lượng ong đực trong một tổ ong là bao nhiêu

Lỗ Tổ Ong Dú Đực Khác Với Lỗ tổ Ong Mật Đực

Trong số những con ong dú, các ổ trứng (các lổ tổ trứng, ấu trùng và nhộng) của con đực và ong thợ giống hệt nhau nhưng có một vài trường hợp cá biệt với các loài ong dú trứng chùm ở Việt Nam như loài Lisotrigona Furva chẳng hạn trong một vài trường hợp đàn ong mất chúa thì thường thấy các lỗ tổ ong đực khác biệt như chúng cao và nhọn hơn lỗ tổ ong thợ.

Lỗ tổ ong dú đực trong thùng ong dú, stingless bees

Hình 7. Với đàn ong dú bị mất chúa lâu ngày sẽ có những lỗ tổ ong đực khác thường với những lỗ tổ ong khác

Đối với ong mật, các lỗ tổ ong đực rộng hơn và cao hơn so với lỗ tổ của ong thợ.

Lỗ tổ ong đực trên khung cầu nuôi ong mật

Hình 8. Lỗ tổ ong mật đực trên một cầu ong mới được xây

Công Việc Của Ong Thợ Và Nhiệm Vụ Của Ong Đực

Ong thợ làm việc ngày và đêm tùy theo các nhiệm vụ của từng độ tuổi theo yêu cầu của đàn ong. Công việc duy nhất của ong đực là giao phối với ong chúa chưa được giao phối của một đàn ong khác. Có sự cạnh tranh khốc liệt cho công việc này, vì chỉ có một ong chúa trong một đàn ong, sống trong một năm hoặc lâu hơn và ong chúa chỉ có bạn đời một lần.

Cách Ong Chúa Của Ong Dú Và Ong Mật Giao Phối

Giao phối ở loài ong có hành xã hội cao như là ở ong mật và ong dú đều diễn ra bên ngoài tổ, được thực hiện trong một chuyến bay và giao phối trên không.

Ong chúa của ong mật có thể có nhiều hơn một lần giao phối !

Một ong chúa của giống ong mật châu Âu và ong mật nội địa có thể có nhiều lần bay giao phối nếu như lần bay đầu tiên trở về và ong mật chúa nhận thấy chưa đủ tinh trùng để có thể đẻ trong suốt đời thì nó sẽ thực hiện thêm một chuyến bay giao phối nữa trong những ngày sắp tới.

Ngược lại với ong chúa của ong dú chỉ có duy nhất một lần bay giao phối. Các chuyến bay giao phối xảy ra khi ong chúa cũ cần được thay thế hoặc khi một tổ ong mới được thành lập.

Ong đực từ đâu mà đến ?

Những con ong đực từ các tổ khác tạo thành một nhóm ong đực luôn luôn chờ sẵn bên ngoài tổ. Không được biết là khoảng cách những con ong đực này bay đến là bao xa, nhưng biết được rằng chúng là ở các tổ ong khác mà đến và hành vi này chắc chắn có liên quan đến việc duy trì tính đa dạng di truyền trong quần thể.

Ong chúa bay vào một nhóm ong đực và bạn tình của mình hoặc có thể tiết ra mùi pheromone đặc trưng để dẫn dụ ong đực bay theo để giao phối. Quá trình giao phối rất nhanh. Ong đực đưa bộ phận sinh dục của mình vào, xuất tinh, một phần của bộ phận sinh dục ở ong đực bị dính lại trên phần bụng của ong chúa và ong đực rơi ra khỏi ong chúa và chết ngay lập tức!

Ong Dú Chúa giao phối đặc biệt hơn !

Ong dú chúa giao phối bên ngoài tổ với một ong đực

Ở những con ong dú, ong chúa sẽ chỉ giao phối với một ong đực, nhưng ngược lại một ong chúa của ong mật giao phối với nhiều ong đực liên tiếp trong chuyến bay giao phối của mình đây là một sự khác biệt rất lớn trong đặc điểm sinh học của hai loài ong cùng cho con người những giọt mật ong thơm ngon.

Bởi vì ong chúa của ong mật giao phối nhiều lần và với nhiều ong đực của những đàn ong khác nhau, vì thế các đàn ong của ong mật rất đa dạng về màu sắc, và có thể gọi vui là "trong một tổ ong mật những con ong thợ và ong đực sau khi được ong chúa đẻ ra chúng có rất nhiều cha".

Vì ong chúa của ong dú chỉ giao phối một lần và chỉ giao phối với duy nhất một con ong đực may mắn và nhanh nhất trong bầy ong bay tới, nên các đàn ong của ong dú là đồng nhất và chỉ có một người cha.

Điều này có nghĩa rằng tất cả các ong thợ trong một đàn ong dú cùng là anh chị em ruột với nhau, trong khi những con ong mật trong một đàn ong mật chủ yếu là một nửa anh chị em ruột. Những nhóm anh chị em ruột được biết đến như là các gia đình phụ.

Hocnuoiongdu.com cảm ơn những nghiên cứu, những buổi thuyết giảng và chia sẽ kinh nghiệm khoa học nuôi ong dú của các tác giả bên dưới, chúng tôi đề cập đến các tác giả như là sự biết ơn sâu sắc và củng là để ghi công của họ trong bài viết này. Vui lòng ghi công những người đã làm nên những công trình vĩ đại này khi sao chép và đừng quên ghi nguồn của chúng tôi.

Tài Liệu Tham Khảo

(1) The Australian Native Bee Book By Tim Heard

Chia sẻ bài viết:
Tags: cac cap bac trong mot to ong doi song xa hoi cua loai ong ong du ong du chua giao phoi
Bình luận:
binh-luan

Wenoperne Trả lời

25/10/2022

The reintroduction of antihistamine therapy, intensified up to quadruple therapy, as well as a trial of cyclosporine therapy also did not allow for adequate prednisone taper how do you spell lasix

binh-luan

Ulcerce Trả lời

27/03/2022

logo for the cialis brand https://oscialipop.com - cialis online without The benefit is especially pronounced if the PCI occurs within minutes of arrival at the hospital. Cialis cialis 8 cpr riv 10mg Cwvzhy https://oscialipop.com - Cialis

binh-luan

Minh Nhựt Trả lời

03/07/2019

Tổ ong dú chết chúa xử lý thế nào. Ong thợ có thể tạo ra ong dú chúa thế nào. Rất mong chia sẻ. Cám ơn nhiều

Viết bình luận của bạn:

Giỏ hàng