Nghề nuôi ong để lấy mật ong dú .v.v là một nghề đã phát triển lâu đời trên khắp châu Mỹ nơi mà những con ong dú đầu tiên xuất hiện trên địa cầu này.
Tuy nhiên, kể từ khi nuôi những con ong dú thì cách nuôi ở nhiều Quốc Gia vẫn chưa được chuẩn hóa hoàn toàn, các nghiên cứu là cần thiết để có được kết quả nuôi tốt hơn. Và kiểu thùng nuôi là cực kỳ quan trọng với loài ong dú này.
Ong Dú JiChi Xin phép được mượn và chia sẽ lại một nghiên cứu cực kỳ giá trị về ưu điểm, nhược điểm của hai loại thùng nuôi ong dú là thùng ong đứng và thùng ong nằm ngang đã được một nhóm nghiên cứu của nhiều quốc gia kết hợp và tiến hành trong sáu tháng và chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn về kết quả của nghiên cứu này.
Nghiên Cứu Về Ong Dú Được Tiến Hành Ra Sao Và Ở Đâu ?
GIỐNG ONG DÚ SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU: Thí nghiệm này được tiến hành trên giống ong dú có tên là Scaptotrigona aff. postica (trong bài này sẽ viết tắc là S. aff. Postica) ở Bra-xin là một loài ong thường được nuôi ở vùng Amazon, vì nó có tiềm năng làm ra mật ong dú tuyệt vời.
Ngoài ra, loài này có thể có giá trị đáng kể để sử dụng trong việc thụ phấn các loài cây trồng bản địa trong nhà kính hoặc trên nông trại, do khả năng chịu đựng của nó, các đàn ong đông quân và khả năng được nhân lên với quy mô lớn
Hình 2. Hình ảnh giống ong dú Scaptotrigona aff. postica và bên trong tổ của chúng
THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu kéo dài trong sáu tháng, từ tháng 8/2013 đến tháng 1/2014. Thời gian lấy mẫu này bao gồm cả mùa khô từ tháng 8 đến tháng 11 và mùa mưa từ tháng 12 đến tháng 1.
KIỂU KHÍ HẬU: Loại khí hậu trong khu vực là rừng mưa nhiệt đới theo phân loại Köppen
NGUỒN GỐC TỔ ONG: Những đàn ong trong nghiên cứu được bắt từ những hốc cây sau đó chuyển sang thùng ong không chuẩn hóa bởi những người nuôi ong địa phương ở nơi đây và đã được sử dụng cho nông nghiệp cho đến khi chúng được chuyển sang thùng ong được sử dụng trong nghiên cứu này.
SỐ LƯỢNG TỔ ONG SỬ DỤNG ĐỂ NGHIÊN CỨU: Mười đàn ong của giống S. aff. postica đã được sử dụng để tiến hành cuộc nghiên cứu và chia ra năm đàn được nuôi trong kiểu thùng đứng và năm đàn trong thùng ngang.
Các tổ bắt đầu được đánh giá và ghi nhận sau 30 ngày, sau khi các đàn được chuyển qua mẫu thùng mới để tiến hành thực hiện nghiên cứu, khoảng thời gian này là để cho những con ong thích ứng với tổ mới.
Kích Thước Và Cấu Tạo 2 Mẫu Thùng Ong Dú Dùng Trong Nghiên Cứu
Kiểu thùng ong đứng được đề xuất theo mẫu của Tập Đoàn Nghiên Cứu Nông Nghiệp Brazil để so sánh với thùng ong ngang được sử dụng phổ biến ở phía Bắc Brazil đùng để nuôi những con ong dú trong chi Melipona.
Chi Tiết Tổ Ong Dú Đứng - Thùng Ong Tầng Kế
Thùng ong đứng được sử dụng trong nghiên cứu này được làm từ gỗ, có tổng kích thước phủ bì là dài 25 cm x rộng 25 cm x cao 34 cm và gỗ dày 2.5 cm, được phân thành bốn tầng chính gồm: Hộp cơ bản, Hộp trên hay còn gọi là tầng kế, Hộp chứa mật và Nắp, cụ thể như sau.
Hình 3. Mô hình thùng ong đứng theo mẫu của Tập Đoàn Nghiên Cứu Nông Nghiệp Brazil được dùng trong nghiên cứu này.
HỘP CƠ BẢN: Kích thước: 25x25x8 cm và thể tích đo được là 3.2 lít, là khu vực dành cho các tổ trứng, là nơi cư trú của ong và các túi thức ăn như mật ong và phấn hoa để nuôi dưỡng đàn ong. Cửa ra vào có đường kính 20 mm. Trong mô hình tổ ong được đề xuất có một lỗ với đường kính 31 mm ở giữa dưới đáy hộp cơ bản cho phép lưu thông không khí bên trong thùng ong như hình vẽ. Lỗ này được niêm phong bằng một tấm lưới kim loại để không cho những con ong ra vào.
Hình 4. Bản vẽ cơ chế lưu thông khí bên trong tổ ong và cấu tạo của bên trong của thùng ong đứng theo mẫu của Tập Đoàn Nghiên Cứu Nông Nghiệp Brazil dùng trong thí nghiệm này.
HỘP TRÊN - TẦNG KẾ: Kích thước: 25x25x8 cm, thể tích đo được là 3.2 lít, là hộp được đặt để mở rộng không gian trong thùng ong. Gồm hai thanh chia rộng 3x1x20 cm nằm sát đáy ở hộp trên, giúp hỗ trợ các tổ trứng và các túi thức ăn trong quá trình phân chia đàn ong.
HỘP MẬT: Không được sử dụng trong nghiên cứu này, vì các đàn ong không được sử dụng để sản xuất mật ong.
NẮP: Kích thước: 25x25x2.5 cm, nằm ở phía trên cùng của thùng ong có một lỗ có đường kính là 31 mm ở giữa, để cho phép lưu thông không khí.
Hình 5. Bên ngoài thùng ong cho thấy cửa ra vào và lỗ thông gió ở trên, tổng thể tích của thùng là 6.4 lít (không có hộp mật).
Kích Thước Thùng Ong Dú Ngang Truyền Thống
Thùng ong ngang thường được sử dụng nhiều nhất ở Brazil và Trung Mỹ nó là kiểu tổ ong truyền thống của nơi này. Các thùng ong ngang có phần tương tự như các đõ nuôi ong, được đặt theo chiều ngang
Thùng ong ngang truyển thống sử dụng trong nghiên cứu này có kích thước phủ bì là: Dài 49.5 cm x rộng 17 cm x cao 17 cm, gỗ dày 2.5 cm, thể tích lọt lòng đo được là 6.4 lít và không có bất kỳ bộ phận nào khác bên trong. Do đó, hai mô hình có cùng thể tích là 6.4 lít không tính hộp mật vì trong nghiên cứu không sử dụng hộp mật và cùng độ dày của gỗ, chỉ khác hình dạng.
Hình 6. Mẫu thùng ong ngang truyền thống dùng để nuôi ong dú ở Brazil, bên trong và bên ngoài, có tổng thể tích là 6.4 lít bằng thùng ong đứng trong khảo sát.
LOẠI GỖ LÀM THÙNG ONG. Cả hai loại thùng ong đứng và nằm ngang đều được đóng bằng gỗ quế vàng gọi là Louro canela của loài cây thân gỗ Ocotea thuộc họ Lauraceae, được sử dụng để làm thùng ong do khả năng hút ẩm tốt và nó phổ biến ở Amazon đất nước Brazil.
So Sánh Hiệu Qủa Thùng Đứng & Thùng Ong Ngang Bằng Số Liệu Có Được
Bảng 1. Bảng số liệu thu được từ cuộc thí nghiệm trong sáu tháng với các yếu tố và điều kiện như mô tả ở đầu bài
Các Thành Phần Trong Tổ Ong | Kiểu Thùng Ong | |
Thùng Ngang | Thùng Đứng | |
Kích thước của đường hầm dẫn vào tổ* |
5.00 ± 13.63 |
7.80 ± 22.96 |
Đường kính của đường hầm dẫn vào tổ* |
0.00 ± 4.08 |
-0.20 ± 4.53 |
Số lượng lớp tổ trứng† |
10.07 ± 2.40 |
9.60 ± 2.32 |
Diện tích của tổ trứng (mm2)† |
7,856.6 ± 2,905.72 |
13,348.2 ± 4,897.55 |
Ghi chú:
● ± SD: Là phương sai. Có thể hiểu đơn giản nó thể hiện sự sai số của con số trung bình
● Số liệu có dấu *: Nghĩa là sự khác biệt được cập nhật hàng tháng liên tục trong toàn bộ thời gian nghiên cứu.
● Số liệu có dấu †: Là số liệu này thu được trong các tháng không liên tiếp nhau, ví dụ: tháng 8-10-12/2014. Để đảm bảo tính độc lập của dữ liệu. Bởi vì kể từ khi các bánh tổ trứng phát triển trong một khoảng thời gian 35 ngày, đếm chúng trong những tháng không liên tục như vậy giúp đảm bảo tất cả các bánh tổ trứng sẽ là mới, và do đó số liệu sẽ được độc lập trong phân tích.
Chúng ta bắt đầu phân tích, mổ xẻ những số liệu và ghi nhận được trong kết quả nghiên cứu sáu tháng như sau
Kích Thước Tổ Trứng Ong Dú Trong Hai Kiểu Thùng Nuôi Ong Dú
Nhìn vào bảng 1 ta thấy rõ ràng là diện tích phần tổ trứng lớn hơn xấp xỉ gần hai lần trong các thùng ong đứng so với các thùng ngang, nhưng số lượng lớp trứng ở thùng ngang có nhỉnh hơn một chút so với thùng ong đứng.
Một lời giải thích hợp lý cho điều này là vì thùng ong ngang với chiều ngang quá hẹp không cho phép một đàn ong giống S. aff. postica đạt đến kích thước tối đa của nó, nhưng thêm vào đó là các lớp tổ trứng mới nhiều hơn một tí so với thùng ong đứng, bởi vì lớp trứng ở dưới phải đạt được kích thước tối thiểu thì ong mới có thể xây thêm các lớp trứng ở trên.
Diện tích tổ trứng nhỏ dẫn đến kết quả là số lượng quần thể ong của các đàn ong trong thùng ong ngang dự kiến sẽ ít hơn so với thùng ong đứng.
Một quần thể ong nhiều hơn trong các thùng ong đứng đảm bảo việc thực hiện các hoạt động bảo vê tổ, vệ sinh, tìm kiếm thức ăn .v.v được cải thiện, như tìm kiếm nguồn tài nguyên để dự trữ thức ăn và tăng khả năng tự vệ đối với các kẻ thù tự nhiên, đó là những ưu điểm mong muốn của người nuôi ong dú yêu cầu với thùng ong của mình nhằm mục đích sử dụng sản xuất như tạo ra mật ong dú, keo ong dú, phấn hoa. Cách Ong Dú Lấy Mật Hoa, Keo Ong, Phấn Hoa 3 Yếu Tố Của 1 Tổ Ong
Diện Tích Ong Chiếm Đóng Và Làm Tổ Trong Thùng Nuôi Ong Dú
Tỷ lệ chiếm đóng của tổ ong trong thùng ngang là ngang: 78.17% ± 13.88 (SD) diện tích được ong làm tổ bên trong thùng và trong thùng đứng là 83.20% ± 22.34 (SD) diện tích được ong làm tổ bên trong thùng.
Chỉ có hai đàn ong (chiếm 40%) nằm trong thùng ngang xây tổ của chúng chiếm hết không gian và khoảng trống bên trong thùng ong, trong khi có tới bốn đàn ong (chiếm 80%) trong thùng đứng chiếm hết không gian và khoảng trống bên trong thùng ong đứng.
Thao Tác Với Tổ Ong Dú Dễ Hay Khó Ở 2 Loại Thùng Nuôi Ong
VỚI THÙNG NUÔI ONG DÚ NẰM NGANG: Sự khác biệt đã được quan sát thấy là những lớp trứng bị dính lại trên nắp của tổ ong thường xuyên bị hư hại trong quá trình kiểm tra tổ ong dú, và cản trở các thao tác với tổ trứng.
Hình 8. Hình ảnh cho thấy trong thùng ngang các lớp trứng thường xuyên bị dính lên phần nắp.
Các tổ trứng thường xây dính lên nắp và những người kiểm tra phải thường xuyên gỡ chúng xuống để tránh lật ngược các lớp trứng, một quá trình có hại cho những ấu trùng và nhộng ong, có thể gây ra cái chết của hàng trăm ấu trùng ong chưa nở, ví dụ như trứng, sau khi bị đảo lộn, ấu trùng bị chìm trong thức ăn và chết đuối. Xem thêm Quá trình sinh trưởng của nhộng ong dú - Bí mật của loài ong tiền sử
Ngay cả trong những lớp tổ trứng với những con ong ở giai đoạn là kén (nhộng), những lớp trứng này bị dính vào nắp sẽ phải tốn nhiều thời gian hơn để gỡ ra và củng có thể làm vỡ kén và chết nhộng ong bên trong.
Ở THÙNG ONG DÚ ĐỨNG: Các thanh chia giúp tránh làm hư hại đến tổ trứng đã bị dính với các thanh chia. Vì thế trứng có thể được gỡ ra bằng cách thủ công bởi các thanh chia, ảnh hưởng của các thao tác được giảm đáng kể so với một thùng ong mà không có hai thanh chia này.
Hình 9. Với thùng đứng thì các tổ trứng được chia đều một cách rất tự nhiên hạn chế tối thiểu thiệt hại và ảnh hưởng đến đàn ong.
ỬU ĐIỂM KHÁC CỦA THÙNG ĐỨNG: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác mật ong dú. Trong thùng ong đứng, mật ong được dự trữ trong một ngăn riêng biệt gọi là hộp mật, dễ dàng tách ra khỏi thùng ong mà không làm ảnh hưởng đến đàn ong.
NHƯỢC ĐIỂM THÙNG ĐỨNG: Có sự tích tụ keo ong nhiều hơn trong không gian giữa hai thanh chia ở giữa hai tầng và các phần gỗ tiếp nối giữa 2 thùng, dẫn đến khó khăn hơn trong việc mở các tổ ong, đặc biệt là ở các đàn ong mạnh.
Chia Đàn Ong Dú Mất Thời Gian Bao Lâu Giữa Hai Mẫu Thùng Ong
Đã có tám trong mười đàn ong đã chia được đàn, vì hai đàn ong không phát triển đủ để cho phép chia đàn. Thời gian tiêu tốn cho quá trình chia đàn có sự chên lệch gần gấp đôi giữa hai mô hình thùng nuôi ong.
THỜI GIAN CHIA ĐÀN: Ở thùng ong ngang thời gian chia tách một đàn ong sang thùng mới phải mất tới 14 phút 35 giây ± 4 phút 88 giây và thời gian tương tự với thùng ong đứng là 8 phút 90 giây ± 1 phút 67 giây.
CÁCH THỨC CHIA ĐÀN ONG DÚ: Cách chia đàn ở các đàn ong trong thùng ong ngang được xem là có vấn đề hơn trong cách chia các đàn ong nằm trong thùng ong đứng, nơi mà cách chia đàn đơn giản hơn. Thao tác với các tổ trứng và việc sử dụng dụng cụ cắt để tách các tổ trứng là cần thiết trong thùng ong ngang, đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật cao hơn.
Hình 10. Người nuôi ong dùng dao cắt phần trứng để tiến hành chia đàn ong trong thùng ong ngang truyền thống.
NHƯỢC ĐIỂM THÙNG NGANG KHI CHIA ĐÀN: Thao tác với Tổ trứng có thể gây chết cho các cá thể mới ví dụ, ấu trùng có thể chết đuối trong thức ăn và vỡ các ô lỗ tổ chứa mật ong. Túi chứa mật ong bị vỡ khiến mật ong chảy xuống đáy thùng ong, đôi khi gây ra cái chết của các cá thể trong đàn ong, và thu hút những kẻ săn mồi như kiến, ong cướp mật, và ruồi dấm.
ƯU ĐIỂM THÙNG ĐỨNG KHI CHIA ĐÀN: Quá trình chia đàn được thực hiện dễ dàng hơn nhiều, khi mà mô hình thùng ong này có các hộp kế và hai thanh chia. Việc tách các lớp tổ trứng xảy ra tự nhiên không có sự can thiệp lớn, bởi vì việc sử dụng thanh chia ở giữa thùng tạo điều kiện tách và giảm tối thiểu thiệt hại.
Mầm Bệnh, Thiên Địch, Động Vật Cộng Sinh Có Sống Trong Tổ Ong Dú
Nhóm nghiên cứu hiếm khi tìm thấy các loài động vật khác sống trong tổ cùng với các con ong trong nghiên cứu này, ví dụ như ký sinh trùng hoặc cộng sinh, thường gặp ở ong dú, có thể do trong thời gian ngắn mà những con ong này đã phát triển mạnh và xây dựng được một cấu trúc tổ hoàn chỉnh kèm hệ thống phòng vệ trong những thùng ong này.
Ruồi dấm chỉ xuất hiện vào tháng 10/2014 và chỉ xuất hiện trong một thùng ong ngang, mặc dù không nhiều để được xem là ảnh hưởng đối với sức khỏe của đàn ong.
Liên quan đến ruồi dấm, nhóm quan sát thấy không có vấn đề gì với ruồi dấm, một kẻ thù tự nhiên đáng kể và thường thấy của ong dú, trong cả hai mô hình thùng ong. Sự vắng mặt của ruồi dấm có thể là do thời gian nghiên cứu này không thuận lợi cho sự gia tăng của ruồi dấm, và nhờ vào khả năng bảo vệ tổ tốt hơn của ong dú khỏi những kẻ thù tự nhiên bằng cấu trúc keo ong. Tìm Hiểu Về Cơ Chế Phòng Vệ Của Ong Dú
Hoạt Động Của Ong Trong Thùng & Không Gian Trống Quá Nhiều Ảnh Hưởng Gì ?
Không có sự khác nhau về hoạt động của những con ong trong tổ ong giữa các đàn ong trong hai loại thùng ong, mặc dù đã có những quan sát rất rõ ràng trong các khoảng không gian trống ở các thùng ong ngang trong suốt thí nghiệm.
KHÔNG GIAN TRỐNG TRONG THÙNG KHÔNG TỐT CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ONG DÚ. Vì nó có thể là nơi trú ẩn của các loài thiên địch không mong muốn như ký sinh trùng, hay các động vật cộng sinh trú ẩn và gây nguy hiểm cho sự điều chỉnh nhiệt độ trong tổ ong.
Hình 11. Thùng ong ngang với hơn một nữa là không gian trống, không tốt cho sự phát triển của đàn ong.
Cốt lõi của việc điều chỉnh nhiệt độ trong tổ là để ổn định và kiểm soát nhiệt độ để ấp trứng ở các đàn ong dú. Có khả năng là trong các thùng ong ngang đã có nỗ lực lớn hơn trong quá trình điều chỉnh nhiệt độ trong tổ từ đó làm giảm diện tích của các lớp tổ trứng, ngược lại với các thùng ong đứng, trong đó cấu trúc tổ chiếm hầu như là hết diện tích của thùng ong.
Hình 12. Trong khi thùng ong đứng được ong xây kín cả thùng và không để lại khoản không gian trống nào cả, giúp ong dú phát triển rất nhanh.
Một bằng chứng khác cho thấy hậu quả của không gian trống trong thùng ong quá nhiều với một nghiên cứu được báo cáo bởi Quezada-Euán và Gonzalez-Acereto vào năm 1994, bằng cách so sánh 3 mô hình thùng nuôi ong dú kiểu INPA kiểu thùng đứng và thể tích đo được là 14.35 lít, và thùng ong kiểu PNN kiểu thùng ngang có thể tích là 14.3 lít và thùng ong ngang truyền thống hobone có thể tích là 10.06 lít.
Hình 13. Kiểu thùng đứng INPA.
Các tác giả kết luận rằng trong thùng ong truyền thống, diện tích và số lượng tổ trứng lớn hơn so với hai mô hình còn lại và do đó, khuyến cáo giảm khối lượng của hai thiết kế thùng ong còn lại xuống để dễ dàng điều chỉnh được nhiệt độ của các đàn ong.
Mặc dù thiết kế thử nghiệm của họ là thùng ong khác nhau về kích thước khác với nghiên cứu mà chúng tôi chia sẽ như là thể tích thùng ong phải bằng nhau, nhưng từ đó củng cho chúng ta một kết luận rằng, các thùng ong phải cân xứng với cấu trúc của tổ ong để tránh sự xuất hiện của không gian trống để những con ong dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ trong tổ ong.
Lời Kết - Loại Thùng Ong Tốt Nhất Để Nuôi Ong Dú ?
Để tăng cường hoạt động nuôi ong dú, chuẩn hóa các quy trình và phương pháp nuôi là điều cần thiết nhất, và các mô hình thùng ong là một vấn đề quan trọng cần được xem xét và cân nhắc trước khi nuôi. Trong nghiên cứu mà chúng tôi chia sẽ đã chỉ ra rằng nuôi ong dú trong thùng ong đứng có một số ưu điểm so với thùng ong ngang (truyền thống). Do đó chúng tôi khuyến khích sử dụng nó để nuôi ong dú để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tuy nhiên, việc nuôi các đàn ong trong thùng ong ngang không phải nhất thiết là không thực tế, vì các đàn ong vẫn phát triển tương đối tốt trong loại thùng ong ngang này, nhưng khi chúng ta so sánh các loại thùng ong với nhau thì thùng ong đứng cho thấy kết quả có phần tốt hơn. Số lượng người nuôi ong sử dụng thùng ong đứng đang phát triển mặc dù các mô hình thùng ngang vẫn được sử dụng rộng rãi hơn.
Nghiên cứu được thực hiện và dựa trên các công trình của các tác giả sau:
(1) Laboratório de Botânica - Embrapa Amazônia Oriental, Belém, Brazil
(2) Universidade Federal do Pará, Belém, Brazil
(3) Kamila Leão Leão
(4) Laboratório de Biologia de Abelhas
(5) Instituto de Ciências Biológicas
(6) Universidade Federal do Pará
(7) Rua Augusto Corrêa, 01, Campus Básico
(8) Guamá - CEP 66075-110 Belém-PA, Brasil
(9) Bài viết học thuật Colony Development and Management of the Stingless Bee Scaptotrigona aff. postica (Apidae: Meliponini) Using Different Hive Models PDF
(10) http://periodicos.uefs.br
(11) Và tất cả tài liệu tham khảo cùng tác giả đã được trích dẫn trong phần "tài liệu tham khảo" của tài liệu "Colony Development and Management of the Stingless Bee Scaptotrigona aff. postica (Apidae: Meliponini) Using Different Hive Models"
E-Mail: kamilabelha@gmail.com
Chỉnh sửa bởi:
Cândida M. L. Aguiar, UEFS, Brazil Received: 12/04/2016
Initial acceptance: 24/08/2016, Final acceptance: 16/11/ 2016
Ngày xuất bản: 13/01/2017
Tài liệu được dịch sang Tiếng Việt bởi Hocnuoiongdu.com: 13/06/2019
JiChi Xin Trân Trọng Cảm Ơn Các Tác Giả
Ong dú JiChi Trả lời
12/11/2019Chào bạn "Thuy", mình xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: Hiện tại Ong dú JiChi vẫn đang cung cấp ong dú giống trên toàn quốc cho mọi người với mọi số lượng và vận chuyển đến bất cứ đâu trên lãnh thổ Việt Nam, hình thức vận chuyển là chuyển phát nhanh và bạn nhận ong kiểm tra rồi mới trả tiền, giá mỗi tổ ong theo giá hiện hành bán công khai tại https://hocnuoiongdu.com/ong-du-stingless-bees chưa có phí ship. Hy vọng câu trả lời sẽ giải đáp được các thắc mắc của bạn và mọi người Trân trọng!