Những người nuôi ong dú thường hay gặp các bầy ong dú bay thành bầy trước một tổ ong của mình, chúng có thể là chia đàn, hoặc đang cắn nhau, đặc biệt hiện tượng tự nhiên xuất hiện nhiều nhất vào tháng 11 hàng năm ở Việt Nam. Nay website Hướng dẫn phương pháp nuôi ong chia sẻ hiện tượng này và đề xuất một vài phương pháp xử lý, để các nhà nuôi ong có thể an tâm hơn khi nuôi những đàn ong dú của mình, hạn chế được rủi ro cho trại ong dú.
Nội dung chia sẻ trong bài
» Hiện tượng ong chia đàn và các bầy chiến đấu
» Các trường hợp dẫn đến hành vi bầy chiến đấu ở ong dú
» Phương pháp xử lý
» Đề xuất một vài biện pháp để hạn chế phòng ngừa
Hiện tượng ong chia đàn - Các bầy chiến đấu
Những con ong dú thuộc chi của Tetragonula thường thể hiện một hành vi khác thường và rất đặc biệt. Chúng ta thường thấy một đám đông ong bay lượn trước cửa ra vào của một tổ ong như một đám mây đen mà tôi gọi đây là “đám mây ong”. Nó có thể cách xa tổ ong của bạn vài mét, nhưng củng có thể nó đang lăm le, trực tiếp chiếm đoạt tổ ong của bạn, đám đông như mây này trong đó bao gồm những con ong tấn công xen lẫn với những con ong bảo vệ tổ của hai hoặc nhiều tổ ong gộp lại thành một đám bay xung quanh một tổ ong và hiện tượng này được gọi chung với cái tên là “Các bầy chiến đấu”.
Hình một bầy ong đang cắn nhau bay mù trời trong một trang trại nuôi ong
Các bầy chiến đấu là gì?
Trong tất cả các hành vi kỳ lạ của ong dú, thì ong bay thành bầy là phức tạp nhất, ít được hiểu và khác nhau trong mỗi trường hợp. Chưa kể đến việc gây thiệt hại cho những đàn ong khác.
Đây không thể gọi cụ thể là hiện tượng ong chia đàn, vì khi hiện tượng này xuất hiện, nó có rất nhiều ý nghĩa ngoài việc chia đàn ra, cho đến nay thế giới chưa hiểu hết về các hành vi này ở ong không ngòi đốt (ong dú) và hiện tượng ong chia đàn chỉ là một trường hợp trong số rất nhiều trường hợp mà ong dú bay thành bầy trước cửa tổ của một ong khác. Hiện tượng này bạn sẻ thấy thường xuyên hơn và hàng ngày đối với một khu vực nuôi nhiều ong dú của cùng một loài hoặc đôi khi củng có thể là của hai loài khác nhau (liên loài).
Các đàn ong dú cắn nhau - trại ong hoảng loạn
Bầy chiến đấu liên quan đến các con ong từ một tổ ong bảo vệ (nơi diễn ra trận chiến) và đàn tấn công (Vị trí thường không rõ). Các đàn tấn công đang cố gắng để xâm chiếm đàn ong bảo vệ bằng cách tấn công và thiết lập ong chúa của riêng nó.
Bầy ong này có thể thay đổi hướng bay theo nhiều hướng theo những con ong định hướng dẫn đầu với đầu của chúng hướng về lối vào của một tổ ong. Hoặc nhiều con ong có thể tập trung thành một bầy ở bên ngoài tổ và bay trước của tổ của đàn ong khác, chúng đứng đó để phát ra các mùi kích thích tổ mà được gọi là Pheromones, dân nuôi ong hay gọi là mùi chúa. Nhằm để lôi kéo thêm đồng đội vào cuộc chiến bầy đàn này. Và nếu không xử lý kịp thời và đúng cách, trại ong của bạn sẻ hoảng loạn và thiệt hại nặng nề chỉ trong một ngày.
Hình các con ong dú bay thành bầy trước một tổ ong khác. Ảnh của TOBIAS SMITH
Ong dú bảo vệ tổ như thế nào khi bị bầy khác tấn công
Đôi khi, để chấm dứt bị các bầy ong khác tấn công, tất cả những con ong thợ non trong tổ ong củng bị buộc phải ra ngoài tổ để bảo vệ tổ ong. Với đàn bị tấn công, khi ong tấn công quá nhiều và hung dữ thì tổ tự vệ sẻ tạm thời đóng kín tất cả các lối vào tổ của chúng lại bằng keo ong.Đây có thể là kết thúc của cuộc xung đột và trạng thái bình thường với tổ ong của bạn sẽ trở lại trong vòng vài ngày tới
Hiện tượng này có thể tiếp tục trong vài tuần. Đôi khi chúng ngưng và sau đó bắt đầu lại vài tuần hoặc vài tháng sau đó. Chúng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm, nhưng chủ yếu là vào mùa hè. Hoạt động tìm kiếm thức ăn bên ngoài của ong thợ thông thường thường sẻ bị ngưng trong suốt các cuộc tấn công từ các đàn khác, nhưng các đàn ong thường không chết bởi hành vi xâm lược tổ này.
Hình ong dú thợ dùng keo ong bịt kín lối vào lại khi cuộc tấn công lên tới đỉnh điểm. Ảnh được chụp bởi Tim Heard
Các bầy ong tấn công - thiệt hại cho người nuôi ong!
Các bầy ong này có thể phát triển thành một cuộc chiến giữa các đàn ong. Trong trường hợp này, những bầy ong này cắn chặt với nhau bằng hàm của chúng và rơi xuống đất khi bị cắn chặt lại với nhau. Những con ong này sẽ không bao giờ thả đối thủ ra và sẽ chết trong trận chiến giữa các bầy ong. Hàng ngàn con ong có thể bị chết theo cách này. Mặt đất bên dưới lối vào tổ ong có thể sẻ bị phủ trong một lớp xác ong chết có khi dày tới 1cm: gần 7.000 xác chết rải rác như một chiến trường. Và thiệt hại nặng nề nếu như đó là một trang trại nuôi ong dú với số lượng nhiều và các thùng ong đặt khá gần nhau có thể dẫn đến tình trạng cả trại ong cắn nhau khi đạt đến đỉnh điểm.
Hình các con ong dú cắn và khóa chặt nhau lại trong một cuộc chiến bầy đàn
Tất cả các ong tham gia chiến đấu trong bầy ong này đều là ong thợ. Một số con ong đực cũng có thể có mặt, nhưng chỉ bay quanh quẩn ở đó và không tham gia cuộc chiến; rõ ràng, chúng chờ đợi để giao phối với ong dú chúa nếu cuộc xâm lược này thành công và chúng không phải chiến đấu để bảo vệ tổ, chúng là những kẻ cơ hội, đó là cách mà Ong dú JiChi hay gọi như vậy!
Hình xác chết của 7.000 con ong dú trong một cuộc chiến gây thiệt hại cho trại nuôi ong. Ảnh được chụp bởi JEFF WILLMER
Kinh nghiệm nuôi ong cho đến thực tiễn
Với quan sát thực nghiệm Ong dú Jichi thấy được, củng có những cuộc chiến liên loài, nhưng các loài này phải có mối quan hệ gần gủi nhau, và có một vài tương đồng trong cách xây dựng cấu trúc của tổ đặc biệt là về tỷ lệ keo ong và sáp ong để xây tổ, và chúng tôi thấy rằng những loài ong có cơ thể lớn hơn sẻ có lợi hơn trong tấn công bầy đàn và thường đánh bại đàn ong tự vệ và chiếm được tổ ong hơn, tuy nhiên củng có trường hợp ngược lại, nhưng con số xảy ra rất ít. Đôi khi củng có nhiều hơn một đàn tham gia tấn công nhưng, nói chung, chiến đấu liên quan đến một đàn ong phòng thủ và một đàn ong tấn công khác. (Do đó một số người nuôi ong gọi là một "cuộc xâm lược nhà".)
Ong dú cắn nhau cực kỳ hung dữ và táo bạo
Việc xâm chiếm và tiếp nhận tổ ong được biết đến từ các loài côn trùng khác có hành vi sống theo xã hội nhưng không phổ biến và quy mô của sự tàn phá thường không lớn bằng như ở những con ong không ngòi đốt (ong dú). Thông thường, động vật tránh tổn thất nặng nề bằng cách kiểm tra sức mạnh của nhau. Nhưng, trong những con ong tự nhiên ở chi Tetragonula của chúng ta, những trận chiến diễn ra đều hoành tráng về quy mô và tàn bạo dữ dội. Ong dú có thể “ăn chay” (ăn mật ong và phấn hoa) và chúng không đốt, nhưng chúng thể hiện hành vi cực kỳ hung dữ khi nói đến việc chiếm giữ tổ của các đàn ong khác.
Hình các bầy ong dú chiếm tổ của các đàn ong dú khác cùng loài trong một lần chia đàn
Các trường hợp xảy ra hành vi bầy chiến đấu
1. Ong dú thợ vào nhầm tổ!
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bầy chiến đấu cũng có thể được khuấy động lên bằng cách hoán đổi vị trí của hai tổ ong trong thời gian hoạt động tìm kiếm thức ăn của ong thợ bên ngoài tổ. Điều này gây ra từ những con ong cố gắng xâm nhập vào tổ ong kia. Các đàn ong phòng thủ ngay lập tức và khởi động một cuộc chiến trên không. Những con ong thợ tìm kiếm thức ăn bên ngoài tổ không thực sự tấn công tổ ong khác, chỉ cố gắng về nhà. Nhưng chúng được nhận thức bởi những ong bảo vệ như những kẻ tấn công và tham gia vào chiến đấu. Trong vòng một ngày, những ong không cùng tổ đã chết. Phòng thủ sẽ ở trạng thái cảnh giác cao trong vài ngày. Trong thời gian này, ong bảo vệ sẽ tấn công lẫn nhau nhưng sẻ dừng lại khi chúng nhận ra rằng đối thủ của chúng thực sự là bạn cùng tổ. Đây được gọi là chiến đấu đi lạc.
2. Khi di dời nhiều tổ ong sang một nơi khác
Hiện tượng các con ong cắn lộn với nhau thành một bày này còn được quan sát thấy khi thùng ong được đưa vào một trang trại để thụ phấn cho cây trồng. Ở vị trí mới, những ong dú thợ đi làm bên ngoài có thể bị lạc và đi vào sai tổ của mình, hoặc thường thấy nhất là khi chúng ta mới mua ong mang về đặt khá gần nhau và các thùng ong gần giống nhau về màu sắc, hình dạng.
Ở ong mật, hiện tượng ong vào nhầm tổ của nhau không gây ra quá nhiều vấn đề như ở ong dú, bởi vì ở ong mật những con ong không phải là bạn cùng tổ củng thường được chấp nhận. Vì ong mật không có hành vi chiếm đoạt tổ ong của nhau, vì vậy với các đàn ong mật chúng không phòng thủ với số lượng ong đi lạc không đáng kể. Nhưng những con ong dú thì rất nhạy cảm với những ong không phải là bạn cùng tổ với mình bởi vì những con ong bảo vệ tổ cho đây là sẻ có một cuộc chiếm đoạt tổ ong của nó, nên hành vi bảo vệ tổ với những con ong dú khác tổ rất được quan tâm.
Ở ong dú, ong vào nhầm tổ là một hành vi rất được quan tâm và có thể dẫn đến cuộc chiến giữa các đàn ong. Ảnh được chụp bởi một người bạn GREG
3. Khi ong dú tách đàn
Đặc biệt với những người nuôi ong dú ở Việt Nam, thường thấy hiện tượng này vào cuối tháng 10 và tháng 11 hàng năm ở cả ba vùng bắc, trung, nam, và đa phần những hiện tượng giống như vầy xuất hiện tại Việt Nam vào các tháng 10, 11 đều là hiện tượng chia đàn của một tổ ong dú nào đó trong khu vực của bạn. Chúng có thể là những đàn ong hoang dã hoặc củng có thể là những tổ ong do chính bạn nuôi tách ra, và lúc này chúng ta nên vui nhiều hơn là buồn vì sắp có một đàn ong mới gia nhập vào đội của bạn.
4. Xác định đúng nguyên nhân ong cắn nhau
Trước tiên phải xác định xem là các con ong cắn nhau này là do nguyên nhân gì trong số ba nguyên nhân trên, để có cách xử lý đúng cho từng trường hợp cụ thể. Nay webstite hướng dẫn phương pháp nuôi ong dú đưa ra một vài cách để nhận biết như sau.
● Hiện tượng ong chia đàn. Nếu các tổ ong của bạn đang đặt ở một nơi cố định và bình yên nhưng bổng một ngày lại xuất hiện một đám ong cắn nhau tại một tổ ong cụ thể nào đó thì đó khả năng cao là hiện tượng ong chiếm đoạt nơi làm tổ, củng có thể gọi là hiện tượng ong chia đàn. Hành vi này được xác định đúng hơn nữa bằng cách xem các ong thợ tấn công thường bay hướng về phía tổ của ong tự vệ và tìm lối vào, có thể bạn sẻ không thấy các con ong cắn nhau, mà chủng chỉ bay tìm lối vào tổ ong của bạn, và lặp đi lặp lại hàng ngày trong khoảng thời gian từ 9h – 16h, thì đây củng cần phải xử lý theo cách xử lý ong chia đàn, chứ không phải là hiện ong bay ra để giải nhiệt như ở ong mật đâu nhé các bạn, đừng để mất cơ hội để có được một đàn ong mới.
● Dấu hiệu ong trở về nhầm tổ. Nếu bạn mới mua ong và mang về đặt trong nhà, hoặc mới di chuyển nhiều hơn hai đàn ong đến một nơi ở mới, và các thùng ong này khá giống nhau về màu sắc và hình dạng, và khoảng cách đặt thùng khá gần hay chung một đường bay của ong thợ, thì đây là hiện tượng ong về nhầm tổ và gây ra cắn nhau. Rất dễ để thấy được rõ hơn là ở trường hợp ong đi lạc này thì thường xảy ra bầy ong cắn nhau ở giữa khoảng cách của hai tổ gần đó, và chúng cắn nhau trên không và không hướng về một tổ nào cả.
● Khi dời nhiều tổ ong sang một nơi khác. Nếu thấy ong bay thành bầy cắn nhau hay còn gọi là bầy chiến đấu ở gần một tổ nào đó hay ở một khoảng trống chính giữa hoạt xung quanh tổ thì xác định là do chúng ta di chuyển các thùng ong, ong bay về nhầm tổ và gây nên hiện tượng này, chúng ta cần phải xử lý sớm và kịp thời để tránh tổn thất cho trại ong, phương pháp xử lý JiChi đề cập bên dưới cho mỗi trường hợp.
Tuy nhiên củng có một vài trường hợp ngoại lệ, nếu bạn không xác định được thì xử lý theo cách xử lý ong tách đàn. Và website hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong sẻ liên tục cập nhật những trường hợp mới về hành vi bầy chiến đấu này tại bài viết này, để có thể tổng hợp lại cho mọi người dễ theo dõi và thống kê về kinh nghiệm nuôi ong.
Phương pháp xử lý và hạn chế hiện tượng ong cắn nhau
Trước tiên chúng ta cần xác định đúng chính xác nguyên nhân trong ba nguyên nhân bên trên rồi mới theo từng trường hợp mà có các phương pháp xử lý hoặc hạn chế bên dưới
1. Xử lý khi nó là dấu hiệu ong dú chia đàn
Khi xác định đó đúng là ong tách đàn, bạn củng đừng vội làm gì sớm, hãy đợi đến khi một bầy chiến đấu đạt đến đỉnh điểm với nhiều con ong cắn nhau, thì chúng ta có thể sử dụng cơ hội để giới thiệu cho những con ong đang tấn công vào một tổ ong bẫy mới hoặc có thể là đõ ong bẫy, đồng thời giảm áp lực cho tổ bảo vệ bằng cách mang tổ ong bị tấn công đi một chổ khác, để tránh bị tổn thất nặng nề về số lượng ong thợ. Bạn có thể đóng cửa tổ của đàn bị tấn công lại hoặc mở cửa không sao cả.
Nếu bạn đem tổ bị tấn công đó đi chổ khác và bạn đặt một thùng ong bẫy vào vị trí đó, có trường hợp ong sẻ vào làm tổ trong thùng mới này và củng có trường hợp ong sẻ không vào làm tổ trong thùng đó, và khi gặp trường hợp này, bạn củng đừng buồn vì thùng bẫy của bạn chưa thật sự làm cho bầy ong tấn công đó thích thôi, và bạn có thể xem cách làm một thùng ong bẫy hoặc đõ ong bẫy chuẩn hơn tại đây. Nó không phải lúc nào cũng hiệu quả, nhưng chắc chắn là đáng để bạn thử.
Hình một thùng ong bẫy được đặt để dụ các đàn ong dú chia đàn bay vào làm tổ
2. Xử lý khi ong cắn nhau do vào nhầm tổ ong khác
Khi các bạn mới đặt ong xuống tại một nơi mới, hay mang ong dú đi thụ phấn cho cây trồng trong nhà kính hoặc không gian mở nhưng đặt khá gần nhau và các thùng khá giống nhau hay các trường hợp tôi đã nêu ở trên, thấy ong cắn nhau quá dữ dội, bạn hãy dùng bình phun sương tưới cây cảnh, vặn chế độ phun sương cực mịn, và hãy phun thẳng vào bầy ong đang bay cắn nhau đó, thì ong của đàn nào sẻ trở về tổ của đàn đó, cuộc chiến sẻ tạm thời kết thúc, nhưng bạn cần phải quan sát chúng có thể tái chiến lại ngay sau đó vài phút, thì hãy tiếp tục làm như ban đầu.
Nếu chúng vẫn cứ cắn nhau mãi thì giải pháp cho trường hợp này là bạn nên mang một trong hai tổ ong mà có khả năng cắn nhau nhất đặt chổ khác, xa nơi đó một tí khoảng 10m, hoặc một giải pháp khác cho bạn là quay hướng các cửa tổ sang các hướng ngược nhau khi đặt các thùng ong ở các nơi mới nếu như thùng ong của bạn quá giống nhau và đặt gần nhau.
Nếu bạn phun sương mà ong không ngừng cắn nhau, thì có nghĩa là, bình phun sương của bạn quá yếu, không đủ mạnh để ong tưởng là mưa để trở về tổ, bạn nên mua bình lớn hơn với áp lực nước phun ra mạnh hơn.
Đó là khi bạn nuôi số lượng ít, vài đàn, thì việc này nên làm, nhưng nếu bạn nuôi vài chục đàn ong dú thì tôi khuyên bạn nên phòng trước hơn là xử lý trực tiếp như thế này. Biện pháp hạn chế hiệu quả trường hợp này xảy ra tôi đề cập bên dưới.
3. Biện pháp hạn chế ong về nhầm tổ
Bạn có thể quản lý tổ ong của bạn để giảm thiểu tối đa ong đi lạc vào tổ khác bằng các đề xuất cực kỳ hiệu quả sau. Và tôi khuyên những người nuôi ong, hay trại ong dú nên áp dụng và đề cao hiện tượng này, vì ở ong mật tuy có nhưng không ảnh hưởng nhiều, nhưng đối với các tổ ong dú, nếu chúng ta không quản lý tốt khâu này, thì sẻ dẫn đến thiệt hại nặng nề cho trại nuôi ong dú. Vì đây là một hành vi đặc trưng ở ong dú và đặc biệt là của các loài thuộc chi Tetragonula.
a. Thùng nuôi ong dú phải khác biệt nhau!
Ở đây website hướng dẫn phương pháp nuôi ong không nói là mỗi thùng nuôi ong dú, chúng ta làm một hình dạng khác, một kiểu khác, mà ý tôi muốn nói các thùng nuôi ong dú phải khác nhau về màu sắc.
● Sơn thùng nuôi ong bằng các màu khác nhau. Bạn hãy sơn các thùng nuôi ong của mình để chúng trông khác nhau bằng cách sử dụng các màu khác nhau mà ong có thể nhìn thấy và phân biệt được rõ ràng nên chọn theo thứ tự ưu tiên từ trái sang phải: Màu hồng cánh sen “Magenta”, màu tím “violet”, màu xanh da trời “blue”, màu xanh lá cây “green”, màu vàng “yellow”, màu đỏ “red”, và ong dú phân biệt rất tốt màu "blue". Ngoài những màu này, các màu khác, ong dú có thể nhìn thấy nhưng không phân biệt được đó là màu gì và sẻ cho nó là một màu đen hoặc trắng, nên các bạn cần lưu ý trong việc chọn màu để sơn cho thùng nuôi ong dú của mình.
● Đánh dấu tạo sự riêng biệt. Dùng ký hiệu, biểu tượng ngay trước lối vào của thùng nuôi ong dú, hoặc là mái che của thùng ong sơn màu khác. Ong dú sẽ học mô hình trên tổ ong của chúng và ít có khả năng trở lại tổ sai.
● Đặt thùng ong ở các mốc tự nhiên. Nếu thùng ong các bạn không sơn màu, thì hãy tận dụng những gốc đặc thù của tự nhiên và đặt chúng ở đó, ví dụ, như một tổ đặt ở gốc một cây dừa, và một tổ đặt ở gốc một cây bơ… Tuy nhiên trong thực tế các bạn hãy chọn cho mình các gốc tự nhiên mà bạn nghĩ rằng ong dễ nhận ra tổ của mình nhất là được. Tuyệt đối không được đặt một hàng các tổ ong dọc theo một hàng rào đồng nhất.
● Đặt xen kẻ. Các thùng ong dú cùng màu và hình dạng với nhau nên đặt xen kẻ cách nhau ít nhất 1 thùng như hình bên dưới.
Đặc biệt với các đàn ong dú, phải chú trọng đến vị trí đặt thùng ong, nhất là các trại nuôi ong với số lượng nhiều
Bạn củng có thể đọc thêm các bài viết khác về hướng dẫn phương pháp nuôi ong dú tại chuyên mục Học nuôi ong dú của website hocnuoiongdu.com
-------------o0o-------------
Tài liệu tham khảo: Tim Heard, và các trang tạp chí khoa học về nghề nuôi ong dú trên thế giới và Kinh nghiệm thực tiễn nuôi ong của Ong dú JiChi
Bài viết dưới dạng bài viết học thuật, copy xin ghi rõ nguồn. Mọi đóng góp xin để lại bình luận bên dưới, đừng quên like nếu hay và có ích với bạn.