Nghề nuôi ong dú Việt Nam còn "mắc kẹt" lại trong việc tìm hiểu về khả năng bay của ong dú, chưa có công trình nghiên cứu ở Việt Nam đề cập đến khả năng bay của ong dú bao xa. Biết được tầm bay của ong dú rất có lợi trong việc đặt tổ ong thế nào để có được nguồn mật tốt nhất và thụ phấn cho cây trồng trên nông trại .v.v
Nay Ong dú JiChi xin được chia sẻ lại các công trình nghiên cứu của Úc, Mỹ, Thái Lan, v.v. để người nuôi ong dú Việt Nam có thể ứng dụng thực tiễn trong các đàn ong của mình
Phạm Vi Bay Của Ong Dú "Kỹ Thuật Nuôi Ong Dú"
Phạm vi bay của ong dú có liên quan rất lớn với kích thước của chúng. Mối quan hệ này được thấy rõ trong các nghiên cứu về những con ong dú ở Trung Mỹ, và dự đoán một phạm vi bay nhỏ hơn 500 m đối với các loài nhỏ ở Úc, Việt Nam, Thái Lan .v.v
Điều này đã được khẳng định trong một nghiên cứu dẫn đường gần đây của Jordan Smith, người đã đánh dấu những con ong có kích thước trung bình của giống Tetragonula carbonaria và thả chúng ra ở khoảng cách ngày càng tăng so với tổ, và thấy rằng chúng trở về tổ của mình ở khoảng cách dưới 500 m, nhưng số lượng trở về tổ ít hơn ở khoảng cách lớn hơn 500m.
Phạm vi này có lẽ là một ước tính tốt về khoảng cách tìm kiếm thức ăn thực tế của ong dú, nó có thể là phạm vi tối đa của ong dú và chúng thường sẽ tìm thức ăn gần tổ của chúng hơn thế này. Ong dú ăn gì? xem tất cả tại đây
Biết Được Ong Dú Bay Bao Xa Có Lợi Ích Gì
Rất hữu ích khi biết được phạm vi bay của ong dú. Nó cho phép người nuôi ong đánh giá sự thích hợp của một vị trí đặt tổ ong dú.
Hãy thử vẽ một bán kính 500 m xung quanh nơi bạn muốn đặt tổ ong của bạn và quan sát cảnh quan có sẵn xung quanh (Hình 5-9). Sự hiện diện của các cây hoa và vườn cây là điều kỳ vọng để có thể có một nguồn mật ong dú tôt và dồi dào, trong khi đó nếu là các đồng cỏ, rừng lá kim, bề mặt cằn cỏi và sông, hồ, đập thì có thể sẻ không mang lại nhiều mật hoa cho những tổ ong dú của bạn sắp "hạ cánh".
Biết được về phạm vi bay cũng cho phép chúng ta biết di chuyển tổ ong dú bao xa mà không sợ ong thợ tìm về vị trí cũ. Ngoài ra, phạm vi bay còn thiết lập các ranh giới của các tổ ong dú và các loài ong dú với nhau, nghĩa là trong phạm vi đó nếu một tổ ong dú được phát hiện thì bạn sẻ có cơ hội tìm thấy một đàn mới từ tổ ong này. Bắt ong dú, mách bạn 3 cách làm tổ bẫy ong dễ thành công
Hình 3: 500m bán kính xung quanh hai nơi đặt tổ ong. Xung quanh trung tâm thành phố kết hợp với các khu vườn và công viên có sẵn nguồn thức ăn cho các đàn ong (trái) và Xung quanh một trang trại vùng nông thôn, một sự kết hợp giữa cây bụi, bụi tre và sông lớn (phải).
Cách Tính Khoảng Cách Bay Của Ong Dú, Tập Tính Kiếm Ăn Của Loài Ong
Cách 1. Đánh dấu ong dú thợ
Bắt ong thợ, đánh dấu chúng, thả chúng ở khoảng cách ngày càng tăng dần từ tổ và xem chúng có quay trở lại tổ không. Cách này cho kết quả rất chính xác phạm vi về tổ và rất dễ thực hiện bởi bất ký ai và bất cứ nơi đâu.
Để đánh dấu được ong dú, bạn chỉ cần dùng sơn chấm nhẹ lên cơ thể con ong, khi chúng bay về là chúng ta đã biết được tầm bay của ong dú rồi.
Phương pháp này được sử dụng bởi Jordan Smith để ước tính phạm vi 500 m đối với loài T.carbonaria ở Úc.
Cách 2. Dùng Siro đường hoặc mật ong
Bạn hãy tập cho ong thợ thu thập mật hoa từ một nguồn mật hoa nhân tạo đặt gần và ngay sát cửa tổ của chúng.
Ví dụ như siro đường, mật ong của ong mật v.v. Mới đầu các ong thợ của ong dú sẻ không ăn, nhưng bạn hãy yên tâm, từ từ rồi chúng sẻ tìm tới và ăn, khi thấy ong dú đã bắt đầu tới ăn nhiều rồi bạn hãy dần dần di chuyển nguồn thức ăn này ra xa tổ hơn, mỗi ngày nhích ra 1 tí, cứ như vậy tới một khoảng cách nào đó mà bạn không còn thấy những con ong dú đến ăn nữa thì đây chính là phạm vi bay để tìm kiếm thức ăn của chúng.
Vì những con ong dú không giống như ong mật, chúng rất ít khi ăn những nguồn thức ăn nhân tạo có sẵn bên ngoài, ví dụ như tại các xe nước mía chỉ thấy những con ong mật đến kiếm ăn mà không thấy hoặc rất ít có ong dú tới, trừ khi là bạn tập cho chúng ăn từ từ ngay trong tổ.
Vì vậy những con ong dú đuổi theo và ăn siro đường hay mật ong này chính là những con ong trong tổ mà bạn đang tiến hành kiểm tra phạm vi bay của chúng, và nếu xung quanh khu vực bạn có rất nhiều tổ ong dú thì cách thử này vẫn có thể thực hiện được và cho ra kết quả đúng và chính xác. Nhưng phải mất nhiều ngày để tập cho ong dú ăn và di chuyển nguồn thức ăn từ từ.
Bằng cách sử dụng phương pháp này, phạm vi bay tối đa của một số loài nhiệt đới ở Mỹ đã được tìm thấy trong khoảng từ 120 m đến 980 m. Phương pháp này là tùy thuộc vào điều kiện nguồn hoa bên ngoài, bởi vì những ong thợ thu thập nguồn thức ăn sẽ đi xa hơn tổ của mình nếu trong tổ của chúng bị thiếu thức ăn dự trữ hoặc là chúng đang ở trong một môi trường khan hiếm thức ăn với vài lựa chọn thay thế thức ăn.
Cách 3. Đo tốc độ và thời gian bay tính được từ tổ
Như chúng ta đã biết công thức tính quãng đường của một vật chuyển động là S = V * t.
Với S. Là quãng đường, V là tốc độ bay của ong dú (tùy thuộc vào từng loài), t là tổng thời gian bay đi và trở lại tổ trừ đi thời gian ở lại lấy mật hoa và phấn hoa của 1 con ong dú.
Nếu chúng ta biết được tốc độ bay của ong dú và có được thời gian thì khoảng cách mà ong dú kiếm ăn là hoàn toàn có thể biết được với công thức trên.
Với cách này là phức tạp và cần phải có dụng cụ củng như là cách ly tổ ong dú kiểm tra. Áp dụng cách này có thể đo được khoảng cách thực tế mà ong dú thợ thường đi thu thập thức ăn từ một nguồn (có thể là nguồn thức ăn gần tổ nhất), chứ không phải là phạm vi tối đa, nhưng không chính xác bằng hai cách trên.
Bằng cách sử dụng phương pháp này, một loài ong dú châu Á đã được chứng minh là tìm thức ăn trong khoảng 100m đến 400m.
Cách 4. Tính Số lượng ong có trên các trang trại cách xa nơi chúng làm tổ
Ví dụ: Một loài Châu Á đã tìm kiếm thức ăn trên cây cọ dầu trong rừng cách nơi chúng làm tổ 1 km. Ngoài ra, sự phong phú của một loài ong dú trong một vườn nhãn ở miền bắc Thái Lan ở khoảng cách 50 m và 200 m từ một khu rừng liền kề, nhưng số lượng giảm đi rất nhiều ở khoảng cách 2,5 km và 4 km.
Bao Nhiêu Ong Dú Thợ Đi Lấy Keo Ong, Phấn Hoa .v.v Trong 1 Ngày?
Tổng số ong làm việc bên ngoài từ 1 tổ ong là một số liệu thống kê hữu ích. Giorgio Venturieri và Tim Heard đã đánh giá điều này cho tổ ong giống Tetragonula carbonaria nằm trên các trang trại ở phía đông nam Queensland.
Hình 6. Bên trong một tổ của giống ong dú có tên là Tetragonula carbonaria
Vào giữa những ngày nắng trong tháng 8 và tháng 9, Nhóm nghiên cứu đã đóng cửa tổ và bắt giữ những con ong đi làm bên ngoài trở về tổ. Họ đã đếm số lần trở về trong khoảng thời gian 10 phút cho đến khi không còn nhiều con ong trở về nữa, thường là khoảng 60 phút. Những con ong bắt giữ được từ những mốc thời gian được chứa trong các hộp riêng và không được thả ra cho đến khi kết thúc quá trình khảo sát.
Nhóm nghiên cứu đã thấy rằng trung bình khoảng 1.000 con ong đi làm bên ngoài tổ trên mỗi tổ ong dú, với số lượng ong thực tế dao động từ 500 đến 1.700 con.
Con số này là con số tối thiểu về lực lượng kiếm ăn của một tổ ong dú, vì một số ong thợ sẽ bị mắc kẹt lại trong tổ của chúng khi đóng cửa.
Hình 5-10 Cho thấy một trường hợp điển hình trong đó 1.215 ong thợ trở lại tổ ong trong hơn 80 phút. Những con ong trở lại nhanh chóng lúc đầu, nhưng ít dần sau đó, tất cả các loài ong thu giữ được trả lại và không con nào có thể rời khỏi tổ ong. Thời gian trung bình trở lại là 18 phút. Hình này là một thống kê của con số tối thiểu cho lực lượng ong đi làm ngoài tổ của một tổ ong, như một số ong đi làm bên ngoài sẽ bị kẹt lại trong tổ ong khi đóng cửa tổ lại.
Hình 7: Tỷ lệ trở về tổ ong ở giống Tetragonula carbonaria được thống kê ở Úc đi làm bên ngoài trên một trang trại ở đông nam Queensland vào một ngày mùa đông đầy nắng.
Ong đi làm bên ngoài tạo ra rất nhiều chuyến bay đi bay về mỗi ngày, vì vậy tổng số chuyến bay từ một đàn ong trong một ngày cao hơn rất nhiều so với con số 1.000.
Nhóm nghiên cứu ước tính rằng 1 tổ ong phải thực hiện khoảng 20.000 chuyến bay đi tìm thức ăn mỗi ngày. Con số này sẽ khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố bao gồm số lượng ong của một tổ ong, nhu cầu cần thiết về nguồn thức ăn của tổ ong và nguồn tài nguyên sẵn có trong khu vực đặt tổ ong.
Các tổ ong lớn hơn, với các yêu cầu về việc dự trữ thức ăn nhiều hơn và có khả năng tiếp cận tốt hơn với nguồn hoa, có xu hướng tạo thêm nhiều chuyến bay đi kiếm thức ăn của các ong thợ hơn.
-----o0o-----
-----o0o-----
Chúng tôi vô cùng biết ơn Jordan Smith, Giorgio Venturieri, Tim Heard cùng các tác giả, chuyên gia đầu ngành ong, côn trùng và những người nuôi ong được tôi đề cập đến trong bài, đã có những nghiên cứu, thống kê và ghi nhận về số liệu của những con ong dú trên khắp thế giới để chúng tôi có thể chia sẻ tài liệu này lại với những bạn đồng nghiệp củng đang nuôi ong dú tại Việt Nam, để mọi người có cái nhìn rõ hơn về chúng nhằm tăng năng suất mật củng như là đẩy mạnh tính thương mại cho ngành ong dú tại Việt Nam.
Một lần nữa Ong dú JiChi xin chân thành cảm ơn các vị
Tài liệu tham khảo
(2) https://www.facebook.com/sugarbagbees
(3) Sách viết về những con ong bản địa ở Úc
(4) Các công trình nghiên cứu về ong không ngòi đốt ở Úc, Thái Lan và Trung Mỹ.