Mật hoa và phấn hoa được lấy từ những bông hoa. Đây là những nguồn thức ăn quan trọng đối với ong dú, ong mật và ong không ngòi đốt, Mật hoa chứa hàm lượng đường (Carbohydrate) cao cung cấp năng lượng cho ong, và phấn hoa cung cấp Protein để xây dựng và tái tạo cơ thể của ong non. Cả mật hoa và phấn hoa có thể được ăn ngay lập tức nếu cần thiết hoặc được dự trữ lại trong tổ để sử dụng sau này.
Để dự trữ được, mật hoa và phấn hoa phải được chế biến để bảo quản nếu không thời gian và sự lên men sẻ làm hư tất cả những thành quả mà những con ong làm ra vì vậy dự trữ với các tổ ong là rất quan trọng, củng vì lẻ các cây và hoa có thể nở rộ và nhiều tại một số thời điểm trong năm nhưng lại cực kỳ khan hiếm ở những thời điểm khác (Ví dụ: Mùa đông).
Những con ong không ngòi đốt củng giống như ong mật, tận dụng tối đa nguồn thức ăn dồi dào bên ngoài để thu thập nó theo kích thước của tổ. Xu hướng dự trữ thức ăn để dành trong thời gian khó khăn không thể ra ngoài kiếm ăn được đã vô tình cho ra mật ong mà con người khao khát có được từ những tổ ong rừng hoang dã này.
Hình 5-1: Một con ong không ngòi đốt (Tetragonula sp.) Hút mật hoa từ một bông hoa vải. Ảnh GIORGIO VENTURIERI.
Ong Dú Thu Thập Các Nguồn Tài Nguyên Của Chúng Ra Sao
Hầu hết những con ong dú thu thập các thứ cần thiết từ môi trường của chúng ta. Ba nguồn tài nguyên chính rất quan trọng cho sự sống còn của ong dú đó là:
1. Mật hoa
2. Phấn hoa
3. Nhựa cây
Ở châu Phi và châu Mỹ, một vài loài cá biệt sống bằng cách cướp các nguồn tài nguyên này từ tổ của các loài khác, cách sống này gọi là "ký sinh theo xã hội", nhưng trong phạm vi bài này chúng ta chỉ nói về các loài ong dú không phải là loài sống ký sinh.
1. Cách Ong Dú Mang Mật Hoa Về Tổ Luyện Thành Mật Ong Dú
Ong dú thu thập mật hoa chủ yếu từ hoa
Số lượng mật hoa trong một bông hoa khác nhau rất nhiều.
Ví dụ, Nếu hoa thích hợp với thụ phấn bằng những con dơi sẻ tạo ra rất nhiều mật hoa, ngược lại hoa được thụ phấn bằng những con ong nhỏ thường tạo ra dưới 1 µl (Microlít) mật hoa.
Điều này là phù hợp với những con ong nhỏ bởi vì, ví dụ như với loài Tetragonula carbonaria chỉ có thể mang khoảng 2 µl (Microlít) trở về tổ mỗi lần còn đối với giống ong dú nhỏ hơn như Lisotrigona Furva chỉ khoảng 1 µl cho mỗi chuyến bay của 1 con ong. Tuy là ít nhưng có một điểm rất quan trọng để tạo thành mật ong ngon đó là.
Hàm lượng đường của mật hoa cũng khác nhau rất nhiều giữa các loại hoa, thường 1 bông hoa cho mật hoa có hàm lượng đường từ 10% đến 70% và phần còn lại của mật hoa là nước. Khi mật hoa được pha loãng với nước, ong tốn rất nhiều lần bay để mang nó trở về tổ và nhiều năng lượng hơn để làm bốc hơi nước trong mật hoa để luyện thành mật ong từ mật hoa.
Ong có thể tiết kiệm được nhiều năng lượng hơn từ thời tiết khô vì mật hoa không bị pha loãng bởi mưa đó củng là lý do tại sao mật ong thường đặc hơn và ngon hơn nếu mua mật ong vào giữa mùa khô và một lời khuyên nên hạn chế mua mật vào những ngày mưa.
Với các loài ong dú nhỏ hơn sống ở các vùng nóng hơn của Việt Nam, ví dụ như loài Lisotrigona Furva chúng mang chỉ mang được 1 Microlít mật hoa trở về tổ thay vì 2 Microlít như những loài ong dú Lisotrigona cacciae có kích thước lớn hơn gấp đôi, thay vào đó, những loài nhỏ hơn này sẻ tập trung vào các nguồn mật hoa chất lượng cao (tức là mật hoa có nồng độ đường cao hơn) chính vì thế mà mật ong của những loài ong dú nhỏ thường đặc và ngọt hơn so với những loài ong dú lớn, và đây củng giải thích cho lý do tại sao mật ong ruồi thường thơm hơn mật ong nội và mật ong ngoại.
2. Phấn Hoa Được Ong Dú Mang Về Thế Nào?
Phấn hoa cũng được ong lấy từ hoa, nó được tạo ra trong các bao phấn. Bao phấn nằm ở phần cuối cùng của nhị hoa, nhị hoa là cơ quan sinh sản đực của một bông hoa. Hiểu rõ hơn điều này tại
Ong có một khả năng rất tuyệt vời là có thể học một loạt các kỹ năng xử lý để lấy phấn từ hoa. Sau khi lấy phấn hoa ong dú có thể làm ướt phấn hoa bằng mật hoa được nhã ra để làm cho nó dính và dễ dàng hơn khi đưa vào hai giỏ mang phấn hoa hai bên chân (Hình 5-2).
Không giống như mật hoa, phấn hoa không được chuyển từ ong kiếm thức ăn đến ong tiếp nhận gần lối vào tổ. Thay vào đó sau khi trở về tổ nó sẻ mang phấn hoa đi thẳng vào tổ và bỏ trực tiếp vào một túi chứa phấn hoa đang mở bên trong tổ.
Các con ong làm việc bên ngoài tổ có thể được cung cấp mật hoa bởi những con ong làm việc trong tổ khi trở về và rời đi cho một chuyến bay đi tìm thức ăn.
Điều này có 2 ý nghĩa, một là mật hoa sẻ tiếp thêm năng lượng cho những con ong trong chuyến bay của mình, vì trong phấn hoa chứa rất ít năng lượng (carbohydrate) hai là để sau khi lấy được phấn hoa ong nhã mật hoa ra lại để dính và vo tròn phấn hoa dễ dàng hơn rồi mang được ở hai chân sau với giỏ đựng phấn của mình.
Hình 5. Cách ong dú lấy phấn hoa trên bông và mang vào 2 giỏ đựng phấn trên 2 chân sau của mình
Mặc dù ong thợ của Tetragonula carbonaria chỉ nặng khoảng 4 mg và khoảng 2mg với giống Lisotrigona Furva, lượng phấn hoa mà Tetragonula carbonaria mang được nặng khoảng 1,4mg. Các ong làm việc ngoài tổ có thể mang phấn hoa nặng 1,4 mg bay trong vài trăm mét. Điều này tương đương với một con người mang 27 kg và bay khoảng 100 km! Khi so sánh, ong ý nặng 100 mg, gấp khoảng 25 lần; không có gì phải ngạc nhiên khi chúng có thể bay xa hơn rất nhiều, và mang nhiều phấn hoa và mật hoa hơn ong dú.
3. Nhựa Cây Giúp Ong Dú Làm Ra Keo Ong
Nhựa là chất được tiết ra bởi cây để chữa lành vết thương. Chúng có dạng như chất lỏng nhưng đặt và cứng theo thời gian, vì đặc điểm này nên làm cho chúng trở thành vật liệu chính để xây tổ của ong dú.
Hình 6. Nhựa cây đang tiết ra trên những vết thương của cây và đang khô dần theo thời gian
Trên thực vật, ong lấy nhựa bằng cặp hàm của chúng và mang nó vào hai giỏ phấn hoa trên chân sau để vận chuyển nó trở về tổ (Hình 5-3). Bạn sẻ thấy nó như một giọt chất lỏng thường thấy trên chân sau của con ong dú khi trở về tổ.
Một nguồn nhựa tốt cho những con ong dú được tìm thấy bên trong những quả của cây bạch đàn hoa đỏ hay còn gọi với tên tiếng anh là Corymbia torelliana
Hình 7. Ong dú đang thu thập nhựa của cây bạch đàn hoa đỏ có tên khoa học là Corymbia torelliana
Sau khi về tới tổ, nhựa được dự trữ để sử dụng trong tương lai hoặc sử dụng ngay lập tức. Hiếm khi thấy các loài ong dú ở Úc và Việt nam được quan sát thấy là gây hại cho cây để làm cho nhựa chảy ra (có nghĩa là cắn tạo ra vết thương để nhựa chảy ra), mặc dù đây là một hành vi phổ biến ở một số loài Trigona ở Nam Mỹ, vốn nổi tiếng vì làm hư hại các cây cam và quýt trong các nông trại.
Ong "Ăn Mồ Hôi" - Ong Dú Có Uống Nước Không?
Ong dú và đa số các loài ong không ngòi đốt khác thì không sử dụng nước để làm mát tổ của chúng như ong mật, nhưng nước có thể được thu thập bởi những con ong dú và ong không ngòi đốt ở một vài nơi vào mùa khô.
Chúng thường lấy nước từ những nơi có nền ẩm ướt, ví dụ như một hòn đá ướt gần những con lạch, hay trên nền nhà ngay những nơi có vòi nước bị rỉ ra, thay vì lấy nước từ các dòng nước đang chảy hoặc vũng nước đọng, nơi có nguy cơ ong bị chết đuối cao hơn.
Nước này với ong dú nó có thể được dùng trong chế độ dinh dưỡng của ong như để uống trực tiếp vào ngày nóng hoặc pha loãng mật ong để sử dụng cho ong ăn.
Ở những vùng nhiệt đới như Việt Nam, Malaysia, và Thái Lan .v.v những con ong dú cũng nổi tiếng với việc thu thập mồ hôi từ con người, chúng thường được thấy bu vào da những người đi rừng và mí mắt để hút mồ hôi và do đó chúng đã có được cái tên là “ong mồ hôi” mà những người đi rừng nơi này đặt cho.
Hình 8. Ảnh chụp cho thấy ong dú ở nước có khí hậu nóng rất thích mồ hôi và nước mắt của người và động vật
-----o0o-----
-----o0o-----
Tài liệu tham khảo
(1) Đặc điểm sinh học của loài ong không ngòi đốt - Stingless bees
(2) Nesting sites characteristics of stingless bees
(3) Tim Heard Và Ebook Những con ong bản địa ở Úc
(5) Nghiên cứu kiểm tra lý thuyết thực tế của Ong dú JiChi
(6) Và tổng hợp từ nhiều bài viết học thuật bằng tiếng Anh, Tây ban nha và Thái Lan .v.v