Tiếp theo bài viết lần trước về cấu tạo bên ngoài của cơ thể ong (hình thái học của ong) bạn có thể xem lại Tại đây, thì bài tiếp theo này website Kỹ thuật nuôi ong sẻ nói chi tiết hơn về các bộ phận bên trong của một con ong liên quan đến khả năng nhận biết sinh học của họ nhà ong nên gọi đây là đặc điểm sinh học của loài ong.
Bài viết này đề cập chung cho tất cả các loài ong, chứ không chỉ nói đơn thuần là các con ong mật hay ong dú. Nào chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu về đặc điểm sinh học của loài ong nào.
Cấu Tạo Của Loài Ong
Hình Cấu tạo bên trong của loài ong - Bee Biology
Ảnh của GINACRANSON
Bên trong bộ xương ngoài của con ong là các bộ phận nội tạng trong cơ thể của một con ong như hình trên
Bên trong cơ thể của loài ong củng được chia ra làm ba phần đó là
❖ Phần đầu ong
❖ Phần ngực ong
❖ Phần bụng ong
Các bộ phận đều có tầm quan trọng ngang nhau.
Phần Đầu Của Con Ong
Phần đầu của loài ong - Morphology of bees
Phần đầu bên trong của con ong có bốn cơ quan chính bao gồm: Não (Brain), tuyến dưới hàm (mandibular gland), tuyến họng (hypopharyngeal glands), tuyến nước bọt (salivary gland)
Đầu ong có chứa não và một vài loại tuyến. Các tuyến này có các chức năng khác nhau, chẳng hạn như sản xuất các enzyme tiêu hóa và kích thích tố.v.v.
Cơ quan thần kinh của ong mật phát triển rất cao, bảo đảm mối liên hệ thường xuyên của đàn ong với môi trường xung quanh, đồng thời điều khiển mọi hoạt động thống nhất trong cơ thể ong.
1. Thần kinh trung ương (ventral nerve chord)
Gồm có các hạch thần kinh. Hạch trên họng và hạch dưới họng nằm ở phần đầu của ong, ngoài ra còn có ba hạch thần kinh ngực nằm trong ba đốt ngực và ở bụng có năm hạch thần kinh trải dài theo dây thần kinh từ phần đầu đến bụng ong như trên hình ta thấy các điểm nút là các hạch thần kinh.
Nhờ có hệ thần kinh mà các bộ phận của cơ thể ong làm việc theo thể thống nhất. Các hoạt động của ong được thực hiên nhờ các phản xạ. Phản xạ của ong gồm: phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
Tập Tính Kiếm Ăn Và Phản Xạ Ở Loài Ong
► Phản xạ không điều kiện. Tập hợp các phản xạ không điều kiện thành bản năng của con ong.
► Phản xạ có điều kiện. Là những phản xạ ong được tiếp thu trong quá trình sống. Những phản xạ này không mang tính di truyền. Trong quá trình sống nếu các phản xạ có điều kiện không được củng cố thường xuyên thì nó cũng bị mất đi.
2. Tuyến họng của ong (Hypopharyngeal glands)
Tuyến họng gồm hai tuyến dài cuộn ở hai bên trên phần đầu của ong. với các loài ong có tập tính sống theo xã hội thì ong mới trưởng thành (ong non) có các tuyến họng (Hypopharyngeal glands) hoạt động tiết ra thức ăn để nuôi ấu trùng có hàm lượng dinh dưỡng cao, và kết hợp với tuyến nước bọt chúng được nạp vào các lỗ tổ đẻ trứng để nuôi dưỡng những con ong chưa trưởng thành.
3. Tuyến nước bọt ở ong (salivary gland)
Tôi xin được trình bày sau củng trong bài viết này.
Phần Ngực Ong
Phần ngực của con ong - Đặc điểm của loài ong
Ngực là cơ sở cho chân và cánh, và được nhồi đầy cơ bắp cần thiết để cung cấp năng lượng cho các cơ quan vận động này.
Ngực ong bên trong có ba bộ phận chính bao gồm: Các cơ bắp (muscle), tuyến nước bọt ở ngực (sakuvary gland), động mạch chủ (AORTA)
4. Các Cơ bắp của loài ong (muscle)
Ở phần ngực này, các cơ bắp có vai trò rất quan trọng, chúng giúp nâng đỡ cấu trúc của ong và đây củng là nơi cơ thể ong vận động nhiều nhất vì có chứa hai đôi cánh và sáu chiếc chân đều vận động nhờ các cơ bắp này.
5. Động mạch chủ (Aorta)
Động mạch chủ ở ong giúp vận chuyển máu đi khắp cơ thể để nuôi sống một con ong trong động mạch chủ có các mạch máu nhỏ, Ong dú JiChi sẻ trình bày chi tiết hơn bên dưới.
Phần Bụng Của Loài Ong
Hình Phần bụng của con ong - Tìm hiểu về loài ong
Bên trong phần bụng ong có tám cơ quan nội tạng quan trọng như. Thực quản (oesophagus), diều ong, túi nọc độc (Venom sac), ngòi đốt, ruột già (Hindgut), ruột non (midgut), Tim ong (heart), và cơ quan sinh dục
6. Thực quản – cuống họng (Oesophagus)
Thực quản của ong là một ống dẫn thẳng từ đầu ong qua vùng ngực tới bụng của ong. Ở bụng là đoạn cuối của thực quản nở ra để trở thành một bầu diều hay còn gọi là dạ dày ong, có chức năng dẫn thức ăn và các chất từ bên ngoài vào trong diều của ong.
Hình diều của con ong - Tập tính kiếm ăn của loài ong
7. Diều của ong (Crop)
Ong thuộc vào nhóm côn trùng dinh dưỡng chuyên hóa, có nghĩa là cơ quan tiêu hóa của ong còn là nơi dự trữ tạm thời của mật hoa khi thu thập và vận chuyển nó về tổ.
Bầu diều của ong nằm ở bụng. Mật hoa ăn vào được mang trong túi này, túi này giống như túi dạ dày nên củng có thể gọi là "dạ dày ong". Có chức năng tiêu hóa và là nơi dự trữ tạm thức ăn, diều ong có thể mở rộng rất nhiều để cho phép một con ong kiếm thức ăn mang đầy mật hoa và phấn hoa trở lại tổ.
Với ong mật diều ong có thể chứa được 0,7g mật hoa hoặc mật lá. (Thế nào là mật hoa và mật lá, bạn có thể xem tại đây)
Và nhìn vào hình sơ đồ cấu tạo tổng quát cơ thể ong, thì ở các loài ong, chỉ có một "dạ dày ong" chứ không phải hai như lời đồn
8. Túi nọc độc của loài ong (Venom sac)
Túi nọc độc này ở các loài ong có thể chứa từ 0,15mg - 0,3 mg chất độc. Nọc độc này là một chất lỏng trong suốt, không mùi. Nọc độc khô có màu vàng và trong các loại thuộc thì lại có màu nâu, do quá trình oxy hóa của một số protein. Thành phần của túi nọc độc ong: 88% là nước, phần còn lại là hỗn hợp phức tạp của các protein, peptide (là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α - aminoaxit) và các thành phần phân tử thấp như glucose, fructose, pheromones, P, Ca, Mg, các aminoaxit…
Hình túi nọc độc của con ong - Bee Biology
9. Ngòi đốt của ong
Phần đầu của ngòi đốt được nối với túi nọc độc, trên ngòi đốt có hai kim đốt, trên hai kim đốt này có các cơ hoạt động độc lập. Chính nhờ sự co giản của các cơ này mà mặc dù bị đứt khỏi cơ thể ong nhưng bộ phận ngòi đốt vẫn dịch chuyển và đưa nọc độc vào sâu trong cơ thể của đối tượng bị chích. Giống như tổ tiên là ong tò vò của chúng, tất cả những loài ong đều có một ngồi đốt. Ngay cả trong những con ong không ngòi đốt, ngoài đốt thực sự có nhưng đó là một tàn dư nhỏ, không có chức năng. Đốt (chích) là chức năng trong tất cả các loài ong khác (97% trên tổng số loài), kể cả các con ong đơn độc.
Hình ngòi đốt ở các loài ong - Cấu tạo bên ngoài của con ong
Hầu hết con ong đơn độc sẽ chỉ chích và không để lại ngòi đốt trên nạn nhân. Chỉ có ong mật chích và để lại ngồi đốt trong đối thủ và dẫn đến cái chết của ong. Bởi vì với các loài ong khác thì kim đốt này thẳng và trơn, ví dụ ở ong bầu, ong bumble bees… cho phép những con ong này chích mà không chết sau khi chích đối phương, nhưng riêng với các loài ong mật thì ở cuối kim đốt có các ngạnh hình răng cưa, các ngạnh này khi cắm vào da nạn nhân thì bám chặt vào và dính trong đó, vì khi ngòi đốt rớt ra ngoài, thì các bộ phận bên trong cơ thể của ong như ruột củng theo đó mà ra theo, dẫn đến cái chết của ong mật sau khi đốt.
Hình ngòi đốt của ong mật khi chích người để lại trên da nạn nhân
10. Tim của ong (Heart)
Tim của loài ong có năm ngăn, mỗi ngăn tim có các cửa để cho máu từ ngoài vào. Khi tim ong co bóp, các ngăn tim thông với nhau, máu được dồn về phía trước. Máu được đẩy đi trong cơ thể ong là nhờ tim co bóp. Sự co bóp của tim phụ thuộc trạng thái cơ thể ong. Bình thường các tim ong co bóp 60-70 lần/phút, khi ong làm việc tim co bóp 100 lần/phút. Còn khi ong bay nhịp tim của nó đạt tới 140 lần/phút.
11. Ruột non và ruột già - Hệ bài tiết Malpigi của ong
► Ruột non (Midgut). Là một phần của hệ tiêu hóa sau diều của ong và trước ruột già. Có chức năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của phần lớn thức ăn được đưa vào cơ thể.
► Ruột già (Hindgut). Là phần áp cuối trong hệ tiêu hóa. Nó có chức năng nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thu từ ruột non. Nó hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn và các chất cặn bã được tập trung ở đây, sau đó được thải ra ngoài qua hậu môn.
Hình ruột của loài ong - Ruột non (Midgut) và ruột già (Hindgut)
► Hệ bài tiết của ong, hệ thống Malpigi. Các chất thải của ong được máu đưa ra ngoài qua hệ thống Malpigi. Hệ thống này có khoảng 100-150 ống Malpigi, đó là những ống nhỏ một đầu kín và một đầu hở đổ vào trong khoang giữa của ruột non và ruột già. Các ống Malpigi chỉ cho các chất đi theo một chiều từ ngoài vào trong. Khi máu đi qua hệ Malpigi thì các ống Malpigi hấp thụ các chất cặn bã trong máu. Máu được lọc sạch và tiếp tục vòng tuần hoàn của mình.
12. Cấu tạo cơ quan sinh dục ở ong
Ong mật củng như các côn trùng khác đều thuộc nhóm động vật phân tính nghĩa là cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái ở trong các cá thể khác nhau.
Các Bộ Phận Chung Của Một Con Ong
Trong các cấu tạo chi tiết bên trong của ong, có một số cơ quan trải dài từ đầu đến bụng ong bao gồm: Dây thần kinh trung tâm (ventral nerve chord) trải dài thông từ đầu đến bụng, động mạch chủ (aorta), tuyến nước bọt (Salivary gland)
Các Cơ Quan Chung Của Ong
13. Máu của ong
Máu của ong gồm hai thành phần: Máu và bạch huyết. Do máu không có màu nên gọi chung là bạch huyết, bạch huyết từ cuối bụng chảy lên đầu theo động mạch chủ. Máu của ong có nhiệm vụ vận chuyển dinh dưỡng đến cơ quan và các tế bào, đồng thời thu nhận các chất phế thải ở đó để thải ra ngoài. Máu của ong không làm nhiệm vụ vận chuyển ôxi cho cơ thể.
14. Động mạch chủ (aorta)
Như đã trình bày ở trên, động mạch chủ ở ong giúp vận chuyển máu đi khắp cơ thể của ong. Động mạch chủ trải dài từ bụng đến đầu dọc theo phần lưng của cơ thể ong. Máu từ tim được vận chuyển theo động mạch chủ lên đầu ong rồi từ đây chảy đi khắp cơ thể theo hướng từ đầu xuống bụng. Dưới sự co bóp của Tim ong máu chảy từ đầu vào phần dưới của bụng rồi chảy ngược lại phần trên của bụng. Cứ như vậy vòng tuần hoàn máu của ong diễn ra liên tục.
15. Tuyến nước bọt của loài ong (Salivary gland)
Ở các loài ong có hai tuyến nước bọt, một tuyến nước bọt nằm ở phần đâu ong sau não ong, tuyến còn lại nằm ở phần ngực, nơi đây được coi là bồn chứa tuyến nước bọt, hai tuyến được nối với nhau bằng ống dẫn nước bọt. Tuyến nước bọt này chứa hỗn hợp hydrocacbon. Ở tất cả các loài ong, tuyến nước bọt có tác dụng làm mềm sáp, trộn lẫn phấn hoa, bùn, đất và các vật liệu xây tổ khác và củng có chức năng bôi trơn, giúp cho ong chủ động và dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm thức ăn của mình.
Hình tuyến nước bọt của ong trải dài từ phần đầu ong đến ngực
Ở các loài ong mật tuyến nước bọt này chỉ phát triển ở ong thợ và ong chúa, ong đực không phát triển tuyến này. Đặc biệt ở ong thợ của ong mật, tuyến nước bọt này là nơi tiết ra sữa ong chúa để nuôi các ấu trùng nhỏ tuổi và ong chúa trong suốt cuộc đời của nó.
Tập Tính Của Loài Ong - Bee Biology
Những Màu Sắc Mà Mắt Con Ong Có Thể Nhìn Thấy
Ong, giống như hầu hết các loài côn trùng, nhìn thấy được quang phổ của màu sắc, nhưng quang phổ đó có tí khác biệt so với con người (hình bên dưới).
Ở đầu kia của quang phổ, ong có thể thấy mẫu mật hoa của mình, được tạo thành bởi các sắc tố cực tím hướng dẫn chúng đến các nguồn hoa.
Những màu mà mắt con ong có thể nhìn thấy được
Hình trên cho thấy, với mắt con người thấy và phân biệt rõ sáu màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím trong dãy quang phổ ổ trên, còn với loài ong thì dãy quang phổ này dịch chuyển một tí, làm cho ong thấy ít màu đỏ hơn nhưng nhiều tia hồng ngoại hơn con người.
Vậy là qua hai bài viết cực kỳ chi tiết. Website hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong đã chia sẻ tất tần tật về cấu tạo bên ngoài của con ong (hình thái học của ong), và các bộ phận bên trong cơ thể của một con ong (đặc điểm sinh học của loài ong).
Trong bài viết sau, Ong dú JiChi sẻ tiếp tục đề cập đến đặc điểm sinh học của loài ong, nhưng chúng tôi sẻ đi chi tiết và cụ thể hơn ở đặc điểm sinh học của ong dú và ong mật, để các những người nuôi ong và các trại ong mật tại Việt nam, có một nguồn tài liệu tham khảo đầy đủ, rõ ràng, và hệ thống, từ đầu đến cuối.
Các bạn củng có thể đọc thêm các bài viết khác về phương pháp nuôi ong lấy mật tại https://hocnuoiongdu.com/nuoi-ong-mat hoặc kỹ thuật nuôi ong dú tại đây
-------------o0o-------------
Bài viết dưới dạng học thuật về đặc điểm sinh học của loài ong, được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau trong và ngoài nước kết hợp nghiên cứu kèm kinh nghiệm thực tiễn của Ong dú JiChi
Nguồn wiki tổng hợp, tài liệu của KS. Ngô Đắc Thắng, và các bài báo, tạp chí khoa học nước ngoài khác, và công trình nghiên cứu của Tim heard cùng các đồng nghiệp.
idiotdelm Trả lời
21/11/2022cialis pills for sale These effects may be worse if you take it with alcohol or certain medicines