Banner header Meliponini JiChi Viet Nam
Ong dú - Stingless bee

Loài Ong dú Sống Ở Đâu? Sự Phân Bố Ong Dú Trên Thế Giới

 Nguyễn Hữu Trực   |    Ngày 20/05/2019

Những con ong dú được tìm thấy ở tất cả các vùng nhiệt đới trên thế giới. Bằng cách nào mà chúng đến được đây và phân bố rộng rãi như vậy? Làm thế nào để những con ong dú có mặt ở Việt Nam, Đông Nam Á, Úc và chúng đến những nơi đây bằng cách nào? Tất cả sẽ được trả lời ngay bên dưới!

Hai loài sống theo hành vi xã hội cao nhất của thế giới loài ong là họ ong mật (Apini) và những con ong dú (ong không ngòi đốt), có thể gọi chúng là những "chị em" với nhau, nhưng chúng đã tách ra cách đây hàng triệu năm.

Hai nhóm này đã mất rất nhiều thời gian để phân bố rộng rãi và phát triển thành các loài mới. Bây giờ chúng phân bố hầu hết trên toàn thế giới. Mỗi nhóm đều có sự đa dạng và phân bố khác nhau.

Ong Dú Xuất Hiện Và Phân Bố Trên Toàn Cầu

Lịch sử hình thành và phát triển của ong mật và ong dú trên thế giới

Hình 1. Bản đồ phân bố ong dú trên toàn thế giới ngày nay

Những con ong dú được tìm thấy ở tất cả các vùng nhiệt đới của thế giới. Làm thế nào để những con ong dú xuất hiện ở Việt Nam, Đông Nam Á, Úc và chúng đến những nơi đây bằng cách nào?

Câu trả lời nằm trong lịch sử lâu đời của những con ong này, chúng khoảng 80 triệu năm về trước, khi siêu lục địa bị vỡ ra và hình thành các mảng lục địa nhỏ, sự di chuyển các mảng lục địa của Trái Đất hay còn gọi là lục địa bị trôi dạt, sự tách biệt và cách ly sinh vật sống khi các lục địa bị tách ra và khí hậu toàn cầu đã thay đổi trong hàng chục triệu năm, và sự di cư của các loài khi khí hậu phù hợp.

Các Lục Địa Bị Trôi Dạt

Ban đầu trái đất chúng ta là một vùng đất rộng lớn trải dài có dạng hình chữ C, trải rộng băng qua đường xích đạo vùng đất rộng lớn này được gọi với cái tên là Pangaea hay còn gọi là Toàn Lục Địa, Vì Pangaea rất rộng lớn, nên khí hậu sâu trong đất liền rất là khô vì thiếu mưa. Do là một lục địa nối liền rộng lớn nên các loài động vật trên đất liền tự do di cư theo mọi hướng từ cực Nam tới cực Bắc và ngược lại.(1)

Các lục đị bị trôi dạt, ong dú bắt đầu di cư

Hình 2. Ban đầu tất cả các lục địa trên trái đất nối liền với nhau và động vật di cư tự do từ nơi này sang nơi khác

Trong kỷ Jura khoảng 200 triệu năm trước, Pangaea đã tách ra thành hai phần: 1 phần phía nam và 1 phần phía bắc, phần phía nam được gọi là siêu lục địa phía nam tên là Gondwana và phần phía bắc được gọi là siêu lục địa phía bắc tên là Laurasia.(2)

Toàn lục đị bị tách ra thành Gondwana và Laurasia và trôi dạt

 Siêu lục địa phía nam Gondwana bao gồm: Châu Nam Mỹ, châu Phi, châu Nam Cực, Úc, Tân Guinea, New Zealand, Ấn Độ, Madagasca và tiểu lục địa Ả Rập ngày nay. 

► Siêu lục địa phía bắc Laurasia gồm: Châu Âu, châu Á (trừ Ấn Độ và tiểu lục địa Ả Rập) và châu Bắc Mỹ ngày nay.

Ong Dú Liên Quan Gì Tới Trôi Dạt Lục Địa - Tài Liệu Nuôi Ong Dú

Nó rất là liên quan để tìm về cội nguồn nơi mà ong dú lần đầu tiên xuất hiện trên trái đất. Hãy để ý, Châu Á của chúng ta nằm ở phần phía bắc, còn châu phi và nam mỹ nơi xuất phát đầu tiên của ong dú lại nằm ở Phần lục địa phía nam trong đó có cả Úc, nhưng loài ong dú lại không đến được Úc từ Châu Phi và Nam Mỹ mà được đến từ Châu Á của chúng ta, dường như chúng đang đi một vòng tròn, tại sao vậy, mời bạn đọc tiếp.

Tiếp theo vào khoảng 80 triệu năm trước siêu lục địa phía nam Gondwana và phía bắc Laurasia bắt đầu bị tách ra thành các lục địa nhỏ hơn và vẫn tiếp tục trôi dạt.

Stingless bees và lục địa bị trôi dạt, tài liệu nuôi ong dú

Hình 4. Các mảng lục địa bị tách ra và vẫn đang tiếp tục trôi dạt

Ong Dú Di Cư "Cuộc Hành Trình Dài Vạn Dặm" - Vòng Đời Ong Dú

Thật ngạc nhiên bởi cuộc hành trình dài vạn dặm của những con ong dú của chúng ta trước khi cuối cùng đến được đây và trở thành một phần của động vật tự nhiên ở Việt Nam, Đông Nam Á và Úc.

Cuộc hành trình của những con ong dú bắt đầu từ siêu lục địa phía nam Gondwanaland trên vùng đất Châu Phi sau đó tấn công sang Nam Mỹ khi Nam Mỹ chưa tách ra khỏi Châu Phi.

Sau khi siêu lục địa phí nam bị tách ra và Nam Mỹ hoàn toàn tách ra khỏi Châu Phi thì những con ong ở Nam Mỹ phát triển mạnh và phát triển thành nhiều loài mới như ở quê hương châu phi của chúng.

ong dú di cư từ châu phi sang nam mỹ, vòng đời ong dú

Hình 5. Nam Mỹ và Châu Phi tách ra mang theo hệ sinh vật tách biệt và từ nay chúng không bao giờ được gặp lại nhau nữa

Chúng hoàn toàn bị cô lập và tiến hóa từ giống cũ ở châu Phi đến mức giờ đây chúng có thể được công nhận là những nhánh khác của cây phả hệ loài ong.

Khi Nam Mỹ trôi xa hơn về phía bắc và va chạm với Bắc Mỹ, những đàn ong đã xâm chiếm các vùng lãnh thổ mới có thể tiếp cận của Trung Mỹ.

Ong dú phân bố sang bắc mỹ, vòng đời của loài ong

Hình 6. Mảng lục địa Nam Mỹ trôi dạt về phía bắc và va chạm với Bắc Mỹ sau khi Nam Mỹ tách ra khỏi Châu Phi

Nhưng sau đó, các điều kiện ở Trung Đông không thuận lợi cho sự tồn tại của những con ong dú này, có thể là do khí hậu lạnh và khô.

Cùng lúc đó châu Phi củng tiếp tục hành trình về phía bắc và va chạm với mảng lục địa Á-Âu khoảng 50 triệu năm trước, tạo thành một cây cầu bằng đất cho những con ong dú lan rộng sang Ấn Độ và Đông Nam Á ngày nay

Ong không ngòi đốt phát triển sang châu á, tập tính của con ong

Hình 7. Cùng lúc Nam Mỹ trôi về phía bắc thì Châu Phi Củng trôi về phía bắc và va chạm với mảng lục địa Á-Âu và ong dú có mặt tại Châu Á nhờ sự kiện va chạm này

Nhưng sau đó cách đây khoảng 38 triệu năm Châu Phi và Mảng lục địa Á Âu lại một lần nữa bị tách ra và những con ong dú ở châu Á đã hoàn toàn bị tách ra khỏi tổ tiên của chúng ở châu Phi.

Điều này cho thấy các loài châu Á đã phân chia ra từ các loài ở châu Phi. Và khí hậu ấm áp và ẩm ướt tại nơi này đã giúp những con ong dú phát triển rất mạnh và sau đó những con ong dú cũng lan rộng sang châu Âu khi châu phi va chạm với mảng lục địa Á-Âu.

Ong dú tiến hóa độc lập ở châu á khi châu phi và châu á bị tách ra

Hình 8. Cho thấy mảng lục địa Á-Âu và Châu Phi lại một lần nữa bị tách ra, và những con ong dú ở Châu Á phát triển độc lập với tổ tiên của chúng như bây giờ

Sự Phân Tán Ong dú Tới Úc "Ong Dú Đang Đi Đường Vòng"

Rõ ràng là nước Úc nằm trên mảng siêu lục địa phía nam và rất gần nơi xuất phát của những con ong dú, nhưng những con ong dú lại không di cư sang úc mà chúng đến được Úc thông qua Châu Á.

Sự phân tán ong dú tới Úc phát triển thành giống Sugarbag Bees

Hình 9. Cho thấy Úc và Châu Phi nằm rất gần nhau trong thời kỳ mà ong dú đã xuất hiện tại Châu Phi, nhưng chúng lại không đến Úc bằng con đường Châu Phi

Tại sao chúng ta lại biết được điều này?

Tổ tiên các loài ong dú ở châu Á có thể là loài Tetragonula Biroi, là loài duy nhất của nhóm Carbonaria ở châu Á. Các loài T.Clypearis và T.Sapiens ở Bắc Queensland nước Úc cũng xuất hiện ở châu Á và rõ ràng ong dú đã đến từ châu Á và phân bố ở đây trước rồi mới di cư sang Úc khi mà mảng lục địa Á-Âu một lần nữa bị tách ra khỏi Châu Phi và những con ong dú ở Châu Á phát triển tiến hóa độc lập với tổ tiên của chúng ở Châu Phi cho ra những loài mới ở Châu Á.

Hình ảnh tổ ong dú giống Tetragonula Biroi, kỹ thuật nuôi ong dú

Hình 10. Tổ tiên của các loài ong dú ở Châu Á có thể trông như thế này!

Chi Austrolebeia của Úc cùng với chi Lisotrigona ở châu Á, thuộc nhánh ở châu Phi của cây phả hệ chứ không phải là ở châu Á. Mối quan hệ họ hàng gần nhất của Chi Austroplebeia ở Úc và chi Lisotrigona ở Châu Á là chi Liotrigona ở châu Phi tổ tiên của chúng.

Điều này cho thấy rằng dường như có sự phân bố từ châu Phi đến châu Á và sau đó đến Úc, sau sự kiện cô lập tách châu Phi ra khỏi Nam Mỹ do các mảng lục địa bị trôi dạt và mảng lục địa Châu Á va chạm với Úc

Sugarbag Bees đến úc từ giống ong dú Châu Á

Hình 11. Cho thấy ong dú có mặt tại Úc đúng là một vòng tròn của sự phân bố

Vậy Stingless bees Đến Úc Có Phải "Bơi" Qua Biển?

Như chúng ta đã biết, ong dú đến Úc từ Châu Á của chúng ta và chúng đến bằng hai con đường, một là khi mảng lục địa Châu Á trôi dạt và có lần va chạm với Úc tạo thành 1 cây cầu bằng đất bắt ngang giữa hai nơi này và ong dú di cư sang theo dọc cây cầu bằng đất này

Vì Úc một nữa là khí hậu nhiệt đới và một nữa là ôn đới nên thích hợp cho sự phát triển của loài ong dú ở đây.

Một giả thuyết khác của nhóm nghiên cứu cho rằng, các tổ ong dú làm trong các bộng của khúc cây khô kín hoàn toàn và có thể nổi trên mặt nước, nên có thể những khúc cây khô này vô tình rơi xuống nước và trôi đến Úc bằng con đường biển.

Tổ ong dú trong khúc gỗ trôi trên biển

Hình 12. Tổ ong dú trong một khúc gỗ trôi trên biển, chuyện hy hữu ngàn năm có một

Nhưng điều này là rất hiếm khi xảy ra cho nên một câu hỏi đặt ra là liệu các quần đảo gần với Châu Á ong dú có thể đến được đây bằng cách này hay không?

Ong Dú Có Xuất Hiện Ở Các Hòn Đảo Cô Lập Không?

Những con ong dú không tồn tại ở những hòn đảo bị cô lập. Những côn trùng xã hội này không thể sống cô lập và đơn lẻ mà phải là tổ nằm trong một nơi được bảo vệ hoặc che chắn an toàn, thường là một khúc gỗ rỗng. Vì vậy, để chúng băng qua được biển, toàn bộ tổ phải nổi lên trên.

Đây phải là một sự kiện hiếm có và vì vậy chúng không bao giờ xuất hiện ở nhiều hòn đảo nhỏ và cô lập, chẳng hạn như hầu hết các đảo ở Thái Bình Dương.

Nếu có, thì chắc hẳn rằng các đàn ong dú này đã được con người mang đến nuôi tại đây và vô tình đã thoát ra làm tổ ở ngoài tự nhiên.

Nghiên Cứu Nào Giúp Chúng Ta Biết Được Những Điều Này Về Con Ong Dú?

Làm thế nào để chúng ta có thể biết được những gì đã xảy ra trong tất cả hàng triệu năm về trước? Các kỹ thuật di truyền hiện đại cung cấp bằng chứng quan trọng, cũng như hồ sơ hóa thạch. May mắn thay, những con ong dú đã để lại một hồ sơ thông tin khá đầy đủ trong các miếng hổ phách như những mãnh nhựa cây hóa thạch.

Ví dụ, một hóa thạch hổ phách của loài Cretotrigona prisca đã có niên đại khoảng 65 triệu năm trước; Do đó tuổi của những con ong dú sẽ phải lớn hơn thế nằm ở khoảng 80 triệu năm trước, khi siêu lục địa phía nam đang tách ra trong khoảng thời gian này.

Quá trình tiến hóa của ong dú được biết bằng các mẫu hỗ phách

Một lý thuyết có sức thuyết phục giải thích cho sự phân bố hiện tại của những con ong dú trên thế giới được công bố gần đây bởi Rasmussen và Sydney Cameron(5). Họ đã sử dụng kỹ thuật hệ thống phân tử hiện đại để tìm ra sơ đồ một cây phả hệ của tất cả những con ong dú trên toàn thế giới.

Nhóm nghiên cứu đã thu thập mẫu vật mới của hàng trăm loài, sau đó chiết xuất và sắp xếp theo thứ tự DNA của chúng. Bằng cách so sánh sự khác biệt trong trình tự DNA, họ đã vẽ ra được một cây phả hệ về ong, cây phả hệ này cung cấp một nền tảng cho sự hiểu biết làm thế nào để những con ong dú đến được nơi mà chúng có mặt hiện nay trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam, Đông Nam Á, Úc.

Sự Đa Dạng Ong Dú Trên Thế Giới

Những con ong dú đa dạng hơn các loài của ong mật, ong dú bao gồm khoảng 50 chi và khoảng 600 loài. Phân bổ của chúng là trung tâm của các vùng nhiệt đới (xứ nóng ẩm), vì chúng được tìm thấy ở hầu hết các vùng đất liền nhiệt đới trên thế giới và sự đa dạng của chúng không đồng đều, đạt đỉnh và nhiều nhất là trong rừng mưa Amazon thuộc châu Nam Mỹ nơi bắt đầu của những con ong dú và tương đối ít ở Úc nơi 4 mặt đều là biển rất khó cho các loài ong di cư sang đây.

Khoảng 400 loài ong dú được biết đến ở châu Mỹ, khoảng 25 loài ở châu Phi và Madagascar, khoảng 80 loài ở Đông Nam Á, và 11 loài ở Úc. Sự đa dạng của các loài ở châu Mỹ kết hợp với sự đa dạng về hình dạng, kích thước, màu sắc, sinh thái và hành vi của chúng.

Ví dụ về sự đa dạng về kích thước ở các khu vực. Ở Việt Nam, những con ong dú của chúng ta có kích thước tương đối gần bằng nhau, với ong thợ của các loài khác nhau về chiều dài từ khoảng 3 mm đến 5 mm. Nhưng châu Mỹ tự hào có những loài ong dú lớn hơn cả những con ong mật châu Âu.

Khi đề cập đến sự đa dạng và phân bố chúng ta không thể bỏ qua sự phong phú tuyệt vời về hình thái và hành vi của các loài ở Mỹ, ví dụ như loài Tetragonisca angustula thường được nuôi trong thùng trên phạm vi từ Mexico đến Argentina. Loài ong nhỏ nhưng nổi bật này là phổ biến ở các thị trấn, nơi chúng làm tổ trong các khoang rỗng, bộng cây. Mật ong của loài này rất tuyệt vời và được đánh giá cao về thực phẩm và giá trị dược phẩm của nó.

Loài Tetragonisca angustula và sự đa dạng của ong không ngòi đốt

Hình 14: Loài Tetragonisca angustula và bên trong tổ của chúng, một giống ong dú phổ biến ở châu Mỹ

Và một loài ong nữa phổ biến nhất củng được nuôi ở châu Mỹ thuộc chi Melipona. Melipona là một chi riêng biệt và rất đặc biệt của ong dú, trong chi này chúng có kích thước lớn, có cách thức độc đáo trong việc tạo ra ong chúa và khả năng thụ phấn bằng phương pháp rung hoa ví dụ như thụ phấn cho hoa cà chua. Ở Brazil, Melipona fasciculata là một loài phổ biến được nuôi trong tổ để thu hoạch mật ong

Giống ong dú Melipona với khả năng thụ phấn Buzz hình ảnh trong tổ

Hình 15: Một tổ ong của giống Melipona Fasciculata trong một thùng nuôi ong ở Brazil có khả năng thụ phấn đặc biệt là rung hoa với bầu chứa mật ong dú to hơn các giống khác

Tóm Tắt Về Sự Phân Bố Của Loài Ong Không Ngòi Đốt

Ong dú cùng với siêu lục địa hình thành trên vùng đất Châu Phi và Nam Mỹ. Khi 2 lục địa bị trôi dạt sinh vật ở Nam Mỹ và Châu phi đã bị tách ra mãi mãi và chúng không bao giờ gặp lại nhau nữa và chúng đã tiến hóa để hình thành hai nhánh riêng biệt của cây phả hệ loài ong.

Những con ong dú sau đó chúng di cư dọc theo một cây cầu đất được tạo ra bởi sự va chạm của Châu phi với Âu Á. Thay đổi khí hậu gây ra sự tách biệt và cách ly sinh vật châu Phi và châu Á. Các sinh vật châu Á sau đó phân tán đến Úc khi châu Á và Úc va chạm.

Do đó, Chi Tetragonula của Úc có liên quan mật thiết với các loài khác trong chi của chúng ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, chi Austroplebeia là một nhánh riêng của châu Phi, chúng đến từ châu Phi chứ không phải là từ Châu Á.

Sơ đồ di trú của ong dú trên toàn cầu và cách nuôi ong dú

Vậy là chúng ta đã khám phá xong sự đa dạng tuyệt vời của những con ong dú trên thế giới và đi cùng chúng trên hành trình liên lục địa trong hàng triệu năm để đến được Châu Á, Úc và có sự phân bố hiện tại như bây giờ, trong các bài viết sau chúng ta sẻ tìm hiểu kỹ hơn về những con ong dú này trong các bài viết chuyên sâu về kỹ thuật nuôi ong dú

-----o0o-----

Tài liệu tham khảo

(1) Nguồn Wiki về Toàn Lục Địa Pangaea

(2) Nguồn Wiki về Siêu Lục Địa Gondwana và Laurasia

(3) Tài liệu về những con ong không ngòi đốt ở Úc

(4) Tài liệu về những con ong không ngòi đốt ở Úc

(5) Những nghiên cứu của Rasmussen và Sydney Cameron và các nhóm nghiên cứu khác

(6) Cảm ơn Bác Tim Heard và các bài giảng của bác tại các hội nghị và tài liệu về những con ong không ngòi đốt

(7) Tóm tắc tài liệu Beescape for Meliponines

-----o0o-----

Trân trọng cảm ơn!

Chia sẻ bài viết:
Tags: ong du song o dau stingless bees su da dang cua ong du su phan bo ong du
Viết bình luận của bạn:

Giỏ hàng