Vẫn "tồn tại" những vật nuôi mà bạn không cần phải lo chúng gây ồn ào, mất trật tự, đi vệ sinh bừa bãi khắp nhà hay phải mất quá nhiều thời gian giành cho chúng
Dưới đây là những con vật cưng đáp ứng được tất cả các điều kiện trên, mà chúng tôi muốn gợi ý cho bạn.
10 loại thú cưng dễ nuôi
1. Chuột hamster, vật nuôi trong nhà
Chuột hamster, vật nuôi kiểng trong phòng
Có 3 cái “dễ” khi nuôi Hamster. Dễ thương, dễ nuôi và dễ gần.
Các bé chuột hamter nhà ta đang là một "cơn nghiện" của một lượng lớn người yêu thú cảnh tại Việt Nam.
Những thú cưng dễ thương như Hamter là loài gặm nhấm, có ngoại hình béo tròn với mặt nhỏ xinh, đôi mắt đen long lanh, hai bên má là một cái kho chứa thức ăn, khi về đến tổ thì lại nhả ra.
Với những điểm này, các bé Hamter nhà ta đã để lại những ấn tượng đặc biệt cho bạn, đó là sự hài hước, sạch sẽ, hiếu kỳ, trong sáng, hoạt bát và dễ thương.
Kích thước khá nhỏ, vì vậy cần rất ít không gian để nuôi chúng, thức ăn và đồ dùng để chăm sóc Hamster đều ít tốn kém hơn so với những vật cưng khác.
Chuột Hamster rất dễ gần, chúng dễ dàng nằm gọn, nhỏ xinh trong lòng bàn tay của chủ, và bạn củng dễ dàng mang chúng đi bất cứ đâu để khoe với bạn bè của mình.
Nếu bạn chưa biết nên nuôi con gì làm cảnh, thì chuột hamster sẽ là một đề xuất thú vị dành cho các bạn trẻ, đặc biệt là các bé gái.
2. Bọ ú - lợn Ghinê, con vật nuôi trong gia đình
Chuột lang (lợn ghi-nê) có vẻ ngoài không khác nhiều so với chuột hamster, chỉ khác nhau ở phần đuôi, các chú bọ ú không có đuôi và hamster thì ngược lại.
Nét dễ thương ở các bé lợn ghi nê là thân hình mập ú, cái mặt "ngốc ngốc", bản tính hiền lành và cử chỉ dễ thương
Và việc nuôi chúng không đòi hỏi quá nhiều thời gian, tiền bạc, có thể nuôi được ở bất cứ đâu như chung cư, ký túc xá, .v.v là điểm nổi bật của chú bọ này
Cách chăm sóc lợn Ghi-nê rất dễ, không gian nuôi và chi phí rất ít, nên các bạn củng không cần phải lo ngại về những vấn đề này, quan trọng là bạn có thật sự thích các bé bọ ú nhà ta không thôi ^^.
3. Sóc cảnh, thú kiểng dễ nuôi
Hiện tại Việt Nam có rất nhiều loại sóc được chọn nuôi làm thú cảnh, điển hình như sóc bay, sóc đất, sóc bông, sóc abert (sóc hoàng đế).
Mỗi loại có một nét đặc trưng riêng, như sóc đất có kích thước nhỏ, tinh khôn, sóc bông thì lớn hơn với lông đuôi to xòe đẹp và nhanh nhẹn hơn.
Sóc bay lại có khả năng bay từ cành này qua cành khác trông thích thú hơn, sóc abert với đôi tai to cực ngầu .v.v
Tuy nhiên, tất cả chúng đều có chung một đặc điểm, đều là "thú nuôi ăn chay", chúng chỉ ăn rau, củ, quả.
Đây là những thức ăn dễ tìm, có thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Như dưa leo, các loại đậu, cà rốt, súp lơ .v.v
Vì vậy, các bé sóc được nhiều bạn trẻ ở các thành phố chọn nuôi bởi sự lanh lẹ, hiếu động, tinh khôn và có thể thả chạy rong như là con vật nuôi trong nhà làm niềm vui cho cả gia đình.
Đặc biệt với việc nuôi thú cưng nhỏ không tốn thời gian và nhiều tiền bạc để chăm một bé sóc siêu cute như vầy.
4. Nhím cảnh, động vật cho trẻ em
Lọt TOP danh sách thú cưng dễ nuôi nhất không thể không nói đến loài nhím cảnh vô cùng dễ thương này.
Nói đến nhím, ai củng nghĩ rằng một con vật hoang dã to lớn, với đám lông cứng có thể gây tê tái khi đụng vào.
Tin được không, lại có loài nhím chỉ nhỏ bằng nắm tay với bản tính hiền lành và rất quấn chủ khi nuôi.
Vật nuôi lạ với nhím kiểng cực kỳ kute và ít đụng hàng
Với vẽ ngoài dễ thương vô đối, rất sạch sẽ khi nuôi, kích thước nhỏ, có thể nuôi ở bất cứ đâu, ăn rất ít và không đòi hỏi nhiều công chăm sóc.
Nhím là các loại thú cưng nhỏ có thể là thú kiểng hữu ích trong nhà cho các bé yêu động vật vui chơi, giải stress và bầu bạn.
5. Các loài cá kiểng dành cho mọi lứa tuổi
Nuôi cá là một thú vui kể cả người lớn và trẻ em, tùy vào nhu cầu và sở thích của mỗi nhà mà chọn các loại cá khác nhau.
Đầu tiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả các loài cá đều cần ít sự chăm sóc. Nhưng, có một vài trong số chúng cần rất ít thời gian chăm sóc.
Vì vậy chúng rất thích hợp làm thú kiểng cho những người bận rộn và thường xuyên không có mặt ở nhà.
Trên thị trường hiện nay có hơn hàng ngàn loại cá cảnh với đủ màu sắc.
Nhưng dễ nuôi, ít tốn kém, đẹp và phổ biến thì có thể kể đến các giống cá như cá vàng, cá betta (cá xiêm), cá bảy màu (cá Guppy), cá hoàng kiếm, cá trân châu.
Nếu bạn biết chăm sóc, chúng còn có thể sinh sản nữa đấy, chẳng mấy chốc bạn sẽ có cả một hồ cá đủ màu sắc, nhìn rất thích.
6. Các loài chim cảnh sống tốt ở thành phố
Chim là vật nuôi có thể nuôi trong nhà làm cảnh, treo trước hiên nhà, hoặc làm thú cảnh đều được.
Điều đặc biệt ở chim mà các con vật khác không có, là tiếng hót líu lo vào mỗi sáng sớm, giúp cả gia đình thức dậy đón bình minh ấp áp trong tiếng hót líu lo.
Chi phí để nuôi một chú chim rất ít, với các giống chim phổ biến, màu sắc sặc sỡ nhưng không kém phần thanh tao như chim yến phụng, vẹt cảnh, chim vàng anh, sắc nhật .v.v
Chim mang lại giá trị giải trí rất cao, cảnh chúng truyền cành và hót líu lo bên hiên nhà, mỗi buổi sáng tinh mơ hay chiều hoàng hôn, thật là một cảnh tượng bình yên đến lạ kỳ giữa chốn thành phố xô bồ tấp nập.
Bạn còn đang phân vân nên nuôi con gì trong nhà, thì các giống chim rẻ tiền, có thể sinh sản hoặc có tiếng hót hay là một gợi ý cho một căn hộ nhỏ ở thành phố.
Nếu bạn đang có ý tưởng kinh doanh, và bạn muốn kiếm tiền từ nông nghiệp và chăn nuôi, hãy xem ngay bài viết Nuôi con gì chắc ăn? 【TOP】 những vật nuôi có giá trị kinh tế cao
7. Rồng đất - Iguana, thú kiểng độc
Gần đây giới trẻ lại rộ lên phong trào chơi rồng đất (Iguana) làm cảnh, đây có thể là nét chơi thú cưng độc lạ, không đụng hàng của những bạn trẻ.
Sở dĩ loài bò sát iguana được nuôi nhiều dạo gần đây là do loài vật này rất dễ nuôi, chỉ ăn toàn lá cây, rau củ và không hôi, dơ như những thú kiểng khác.
Nhìn vẽ bề ngoài hung dữ, hổ báo của chúng, nhưng thật tế chúng chưa từng cắn chủ của của mình bao giờ.
Nếu bạn không cần sưu tầm các loài iguana quý hiếm, bạn chỉ muốn có một bé xinh xắn, chạy rong trong nhà thì vài trăm ngàn là bạn đã sở hữu được một bé pet độc lạ này rồi.
Chắc hẳn với câu hỏi "nhà chật nuôi con gì?" bạn đã tìm được câu trả lời cho riêng mình rồi phải không nào!
8. Các họ nhà rùa để làm thú cưng nuôi trong phòng
Một vật nuôi dễ nuôi, được nuôi để làm cảnh trong nhà mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn đó là loài rùa.
Lý do để bạn chọn rùa làm thú cưng nuôi trong nhà, bởi khả năng sống lâu, chúng có thể sống lên tới cả trăm năm, và gắn bó với bạn suốt đời.
Bạn có thể chọn loại rùa sống trong nước hoặc rùa trên cạn (rùa núi) tùy theo sở thích của mình.
Với các loại rùa núi, chúng hiền lành và dễ chăm sóc hơn, vì thức ăn của chúng đa phấn chỉ là cỏ, rau, và củ.
Các loại thú nuôi trong nhà như rùa, nét độc đáo là vẻ đẹp của mai và sự hoang dã của chúng trong ngôi nhà bạn, chúng rất dễ nuôi và bạn không phải mất nhiều thời gian dành cho rùa.
9. Nuôi thỏ cảnh
Bạn đang tìm kiếm một thú nuôi cảnh hiền lành, một thú cưng dễ thương, nhưng không quá cầu kì trong khâu chăm sóc, nuôi thỏ là một gợi ý tốt nhất dành cho bạn bởi.
Thỏ rất quấn chủ của mình. Nếu bạn chơi đùa thường xuyên với thỏ thì chúng không khác gì chó hoặc mèo, chúng sẽ nhận ra chủ của mình.
Thậm chí thỏ củng sẽ chạy lại bạn khi được gọi tên. Chúng còn có thể đi theo bạn từ phòng này sang phòng khác và nhảy lên tay bạn khi được gọi.
Thỏ sống rất sạch sẽ. Thọ sống rất sạch và thường chải chuốt lông của chúng, nhưng nước đái thỏ có thể là một phiền toái.
Nhưng hiện nay, đã có các loại đệm lót sinh học dùng trong chăn nuôi để giải quyết được mùi hôi và thời gian vệ sinh chuồng.
Bạn có thể tìm mua nó ở các cửa hàng bán thú cưng hoặc các cửa hàng online đều có rất nhiều các dòng sản phẩm này.
Thỏ có thể tìm mua được dễ dàng. Chúng được bán rất phổ biến và bạn có thể tìm mua được ở bất kỳ cửa hàng thú cảnh nào trong thành phố của mình.
10. Ong dú (Stingless bee), thú nuôi độc lạ với côn trùng cảnh
Ngày nay xu hướng tự nuôi ong để lấy mật, là một ý tưởng tuyệt vời và sáng tạo trong các đô thị, đang được nhiều gia đình, chung cư, căn hộ nhỏ, lẫn nhà vườn biệt thự hướng đến.
>>> [Chọn] Mật Ong Nguyên Chất Hay Mật Ong Thô Loại Nào Tốt Nhất?
Tuy nhiên, làm sao để ai củng có thể nuôi được, không tốn nhiều thời gian, và trong một diện tích chỉ 20 m2 ngay trung tâm thành phố xe cộ tấp nập, khói bụi nhiều hơn là cây cối củng có thể "làm được chuyện ấy".
Có một loài ong có thể đáp ứng được tất cả những điều kiện trên, đó chính là giống ong dú, khác với các giống ong mật khác, ong dú có kích thước nhỏ hơn ong mật rất nhiều.
Ong dú không thể đốt được, nên sự xuất hiện của chúng trên các ban công, bồn hoa của các nhà xung quanh không hề gây ra phiền toái gì, ngược lại chúng góp phần thụ phấn tự nhiên cho hoa, cây ăn quả, bầu, bí, mướp, dưa leo .v.v
>>> Học ngay cách huấn luyện ong dú thụ phấn trong nhà kính, tại đây
Với đặc tính dễ nuôi, dễ ở, và không bỏ tổ đi, ong dú là vật nuôi mới, là lựa chọn số 1 cho các gia đình đang muốn tìm một nguồn thực phẩm chức năng sạch, chất lượng.
Như mật ong dú có dược tính rất cao, keo ong dú với khả năng kháng khuẩn tuyệt vời, phấn ong mang lại dinh dưỡng và cải thiện hệ tiêu hóa toàn diện cho cả gia đình.
Đây là sản phẩm độc đáo, chưa có nhiều trên thị trường, mà bạn không thể tìm mua được trong bất kỳ siêu thị hay quầy hàng nào.
>>> Xêm thêm: Phấn ong khác với phấn hoa thế nào?
>>> "Giải ngố" về mật ong dú, xem tại đây
Một tổ ong dú là lý tưởng cho các trẻ nhỏ nhà bạn, chúng chỉ muốn nhìn mọi thứ chuyển động, sinh hoạt và làm việc nhưng không muốn chăm sóc. Ong dú gần như không cần bất kỳ sự chăm sóc nào từ phía bạn và các trẻ nhà bạn.
Một tổ ong trong nhà, trong vườn, với động vật hoang dã tự vào sinh sống, làm tổ và phát triển thành một xã hội thu nhỏ, vừa làm vật nuôi phong thủy, vừa mang lại cảm giác bình yên giữa thành phố xa hoa, tấp nập.
Ong dú tuy không dễ thương như những thú cưng khác, không thể vuốt ve êm ái như mèo, thỏ, chuột, nhưng chúng là vật nuôi quý hiếm, mang lại nhiều lợi ích cho gia đình bạn, đây củng là con vật đáng nuôi nhất trong gia đình.
>>> 18 Lý do nên nuôi một tổ ong dú trong nhà khiến bạn phải bối rối
lợi ích của việc nuôi thú cưng
Dạo chơi cùng bạn
Có một em vật cưng như có một người bầu bạn, cùng bạn đi dạo, tâm trạng sẽ được thư giãn sau những giờ học hay làm mệt mỏi.
Hơn nữa, đi dạo rất tốt cho sức khỏe, để bạn thay đổi không khí, thay cho bầu không khí ngột ngạt ở cơ quan, trường học và tất cả là nhờ chú pet cute của bạn, vì nó mà bạn ra ngoài nhiều hơn.
Nuôi thú cưng theo phong thủy
Có rất nhiều bạn chọn nuôi thú cảnh vì chúng hợp với phong thủy nhà bạn, hợp với tính cách, tuổi của bạn, .v.v
Nhưng không thể không thừa nhận là một con vật nuôi mang lại phong thủy tốt trong ngôi nhà là điều có thật.
Giảm căng thẳng stress
Nghiên cứu chỉ ra, một số người thừa nhận rằng, họ cảm thấy thư giãn khi ở bên vật cưng còn nhiều hơn khi ở cạnh bạn đời của mình.
Thực tế bạn luôn có các bé pet làm bạn và luôn lắg nghe, thấu hiểu dù hoàn cảnh bạn có tồi tệ như thế nào.
Chúng sẽ luôn chờ bạn trở về nhà, và sẽ rất vui khi "được cho mượn tai" nếu bạn muốn than vãn về một ngày tồi tệ đã trải qua.
Tạo niềm vui trong cuộc sống, chống lão hóa và các mầm bệnh ung thư
Khi chơi với vật cưng, tâm trạng bạn vui vẻ, thoải mái bởi sự đáng yêu của chúng, các em thú nuôi tinh nghịch sẽ luôn có cách để làm bạn vui.
Khi bạn vui vẻ củng là lúc, cơ thể của bạn tiết ra các enzyme tăng cường hệ miễn dịch mạnh nhất, mà không có loại thuốc nào làm được điều này.
Mách nhỏ. Nếu bạn muốn lâu già và ít bệnh, hãy tìm nuôi một em thú cưng trong nhà, bạn sẽ vui vẻ nhiều hơn thay vì phải buồn rầu.
Yêu thương, quý mến và trung thành tuyệt đối bạn
Pet luôn muốn chơi đùa với chủ của mình, cho dù bạn đang xem phim, đọc sách, hoặc làm việc trên máy tính, các bé có thể sẽ luôn ở bên cạnh bạn.
Không quan tâm bạn đẹp hay xấu, giàu hay nghèo, luôn yêu thương, quý mến và trung thành dù bạn là ai, chúng chỉ cần có bạn là đủ.
Bạn bè, người thân, gia đình còn có sự mưu tính, ganh ghét, đố kỵ, phản bội, nhưng với các bé thú cảnh thì chúng luôn đứng về phía bạn, dù bạn có vô tình đối xử không tốt với chúng.
Giúp bạn giao lưu với mọi người
Các em thú nuôi sẽ là người gắn kết các bạn lại với nhau, bởi giữa những người nuôi thú kiểng tồn tại một cộng đồng thú cưng vô cùng lớn mạnh.
Có thể là những người cùng khu phố nhưng chưa bao giờ nói chuyện với nhau, thì lúc này, một em thú nuôi có thể sẽ mở đầu cho câu chuyện của các bạn.
Địa chỉ bán thú nuôi lạ
Với các loại thú cưng dễ nuôi như hamster, lợn ghi nê, sóc, nhím cảnh, cá kiểng, chim, rùa, thỏ, bạn có thể mua nó ngay tại thành phố của mình.
Bởi vì những vật cưng này rất phổ biến và có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ đâu.
Các cửa hàng online bán thú cưng chuyên nghiệp, là một lựa chọn dành cho những yêu cầu khắc khe, về thú cưng của mình phải độc đáo, khác biệt với những người khác.
Với các từ khóa như "mua nhím cảnh ở đâu?", "bán côn trùng cảnh", "mua bán thú cưng" .v.v, chúng ta sẽ có vô vàng sự lựa chọn.
Tuy nhiên khi mua hàng online, cần nên tìm hiểu thật kỹ thông tin của cửa hàng, sự chuyên nghiệp và khác biệt của các cửa hàng thú kiểng độc đáo này.
Shop bán tổ ong dú toàn quốc
Riêng với vật nuôi làm cảnh là ong dú, Hocnuoiongdu.com tự hào là người đi tiên phong và đứng đầu trong lĩnh vực này.
Sản phẩm mà chúng tôi chuyên cung cấp là các giống ong dú chất lượng cao, thùng ong thông minh cùng các vật tư dùng để nuôi ong dú .v.v
Chúng tôi không đơn giản chỉ là mang đến tận tay bạn một tổ ong dú với giống ong tốt nhất, mà là cả một sự chăm sóc tận tình, hướng dẫn cụ thể, chia sẻ thật lòng.
Đảm bảo khả năng bạn nuôi được tổ ong dú phát triển là 100%.
Không chỉ bằng những lời quảng cáo sáo rỗng, bằng chứng tốt nhất là hãy xem các khách hàng nói về Ong dú JiChi như thế nào nhé!
Giá của các loại thú cảnh bao nhiêu?
Giá chuột hamster
Với các loài hamster hiện có giá giao động từ 100.000đ - 300.000đ / con, cụ thể như sau:
- Hamster Bear. Có giá trung bình là 200.000đ/con
- Hamster Robo. Được bán với giá tầm khoảng 250.000đ/con
- Hamster Winter white và Campell. Bán ra với giá trung bình khoảng 100.000đ/con
Lợn Ghi-nê bán giá bao nhiêu?
- Các bé bọ ú dễ thương xin sắn có mức giá khoảng từ 130.000đ - 180.000đ/bé
Giá Các loại sóc
Hiện tại có 3 loại sóc đang được nuôi làm cảnh phổ biến với các mức giá như sau:
- Sóc đất. Có giá khoảng 300.000đ/con
- Sóc bông. Giá trung bình khoảng 500.000đ - 1.000.000đ/con
- Sóc bay Úc. Có giá lên tới vài triệu đồng 1 con.
Giá các bé nhím trên thị trường ra sao?
- Với các loại nhím kiểng baby đủ màu lựa chọn có mức giá khoảng 200.000đ - 300.000đ/bé
Giá chim, rùa cảnh, cá kiểng rất đa dạng và nhiều giống, màu, kích cỡ khác nhau, và rất dễ mua tại các cửa hàng bán chim kiểng, cá cảnh.
Bạn có thể tham khảo bảng giá trực tiếp tại cửa hàng.
Mua thỏ cảnh với chi phí bao nhiêu?
- Thỏ new zealand. Thỏ trắng mắt đỏ có giá từ 100.000đ - 150.000đ/con
- Thỏ tai cụp Hà Lan (holland lop). Ccó giá trung bình 800.000đ/con
- Thỏ tai cụp tí hon (minilop). Củng có mức giá 800.000đ/con
Tổ ong dú làm kiểng, thụ phấn và thu mật tại nhà giá công khai
Việt Nam có hơn 50 loài, nhưng sau quá trình nuôi và chọn lọc, chỉ duy nhất một loài là có thể nuôi được ở thành thị, chung cư, và phù hợp với tất cả mọi người.
- Giá ong dú giống tốt nhất, dễ nuôi, thành công cao, phát triển tốt, thái độ hiền lành có giá giao động từ 1.600.000đ - 2.000.000đ/Set.
>>> Xem tất cả bảng giá các giống ong dú mới nhất tại
>>> Xem tất cả sản phẩm mà shop đang cung cấp, xem thêm
Tuy nhiên giá các thú kiểng ở trên có thể thay đổi một tí do thời điểm, màu lông, loại giống, trọng lượng cơ thể .v.v
Nhưng nhìn chung, chi phí để sở hữu được các bé thú nuôi ở trên, không quá cao so với các chú chó Alaska hay những chú mèo anh quý phái.
Bài viết này đã gợi ý cho bạn thêm nhiều ý tưởng về "thú cưng nào dễ nuôi nhất?" rồi, việc và còn lại là bạn có thật sự thích chúng và đã chuẩn bị rước các bé về nhà chưa nào!
Camel Trả lời
26/11/2022cute