Banner header Meliponini JiChi Viet Nam
Ong dú - Stingless bee

» Cách nuôi ong mật, xử lý ong chia đàn, ong bốc bay .v.v

 Nguyễn Hữu Trực   |    Ngày 16/08/2020

Với nhiều người mới học nuôi ong, chưa có kinh nghiệm nuôi ong, củng như chưa hiểu nhiều về các hành vi của ong mật như, hiện tượng ong chia đàn, ong đánh nhau do cướp mật .v.v

Loạt bài viết về kỹ thuật nuôi ong mật là sự tổng hợp các tài liệu nuôi ong mật (có trích dẫn nguồn), cùng kinh nghiệm nuôi ong lấy mật của các trại ong tại Việt Nam, được đúc kết và ghi chép lại.

Trong bài này Ong dú JiChi sẽ chia sẻ 6 vấn đề sau:

Ong mật kiếm ăn bao xa, con ong bay bao xa?

Thông thường ở giống ong A.cerana đi làm hiệu quả trong bán kính tối đa là 1.5 km, ong A.mellifera là 2 km.

Nhìn chung ong mật bay kiếm ăn hiệu quả phổ biến chỉ trong bán kính khoảng 500 m - 700 m.

ong mật bay bao xa, ong mật kiếm ăn bao xa

>>> Xem thêm về phạm bay kiếm ăn của ong dú

Nắm rỏ, và áp dụng phạm vi bay kiếm hoa hiệu quả của ong mật vào việc đặt tổ ong tại vị trí thế nào, để ong thợ tốn ít năng lượng nhất, nhưng sản lượng mật mang lại là nhiều nhất.

Củng là để tránh hiện tượng ong mật cắn nhau nếu đặt quá gần.

Ong ăn cướp mật, hiện tượng ong mật đánh nhau

Ong cướp mật là hiện tượng ong thợ từ tổ ong này bay vào tổ của tổ ong khác, cắn nhau thậm chí cắn cả ong chúa chết, của đàn bị cướp để lấy mật ong hoặc mật hoa.

Tác hại khi tổ ong bị cướp mật, ong mật cắn nhau

Làm cho các đàn ong trong trại nuôi ong gần đó bị mất ổn định, ong bay náo loạn, đánh nhau chết nhiều, thiệt hại ong thợ trong tổ ong, có khi chết cả ong mật chúa.

Là nguyên nhân dẫn đến tổ ong bị bốc bay, nếu không xử lý kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ong ăn cướp mật

Hiện tượng ong ăn cướp mật không chỉ là vấn đề của một trại ong với nhiều tổ ong, mà với những người nuôi ong tại nhà với số lượng ít củng có thể xảy ra.

Thậm chí là nuôi một tổ ong củng bị ong cướp mật, chúng đến từ những con ong sống hoang dã ngoài thiên nhiên đang đói ăn.

Sau đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tổ ong của bạn bị tấn công cướp mật:

  • Do ong bị đói.
  • Do thời tiết
  • Cho ong ăn không đúng cách.
  • Đặt các thùng ong quá gần nhau.
  • Do thùng nuôi ong không đúng kỹ thuật.
  • Thế đàn của các tổ ong không đồng đều.

Do ong bị đói. Do nguồn hoa bên ngoài đang khan hiếm, hoặc người nuôi quay mật vào cuối vụ hoa, ong không thể dự trữ mật lại kịp thời khi hoa tàn.

Do thời tiết. Cuối vụ hoa, mưa kéo dài ong không đi làm được, dẫn đến ong bị đói.

Cho ong ăn không đúng cách. Khi cho ong ăn bị rơi rớt nước đường, hoặc cho ăn quá nhiều dẫn đến ong ăn không hết trong đêm còn dư lại đến sáng.

Siro đường bốc mùi dẫn dụ ong ở tổ khác tới tấn công, hoặc là cho ong ăn bằng mật ong, củng là nguyên nhân dẫn dụ ong cướp mật rất nhanh, vì mùi thơm của mật rất mạnh.

ong mật cắn nhau và cách xử lý ong mật đánh nhau

Hình. Cho ong ăn bột, tập trung bên ngoài tổ ong, rất dễ xảy ra hiện tượng ong đánh nhau

Đặt các thùng ong quá gần nhau. Khi kiểm tra mùi thơm bốc lên, kích thích những đàn ong mạnh xung quanh đến cướp mật.

Thế đàn của các tổ ong không đồng đều. Có đàn quá mạnh lại có đàn quá yếu, rất dễ bị tình trạng "kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu" trong cùng một trại nuôi ong.

Do thùng nuôi ong không đúng kỹ thuật. Thùng ong không kín, có nhiều khe hở, khe nứt, khi cho ăn rất dễ bị bốc mùi, dẫn dụ ong bên ngoài tới cướp mật gây ra hiện tượng ong mật cắn nhau.

Cách xử lý ong cướp mật và đánh nhau

Cách xử lý tối ưu nhất với hiện tượng ong mật cắn nhau cướp mật là, với đàn bị cướp, đóng cửa và chuyển tổ ong đi nơi khác, bôi một ít tinh dầu sả lên thành thùng, để làm mất mùi thơm của mật hoặc đường cho ong ăn trong tổ.

cách nuôi ong, chuyển thùng ong đi tránh hiện tượng ong mật cắn nhau

Nếu bạn không có điều kiện chuyển tổ ong của mình đi xa, bạn củng có thể đặt ở một nơi khác cách đó vài mét, và bôi tinh dầu sả lên thân thùng.

Kèm theo là thu hẹp cửa tổ lại, và cho ong ăn bằng đường khô và phấn hoa nhân tạo hơi ướt, tuyệt đối không cho ăn mật ong, để tránh tạo nên "căng thẳng" ngày càng nhiều giữa các tổ ong với nhau.

Nếu bạn không có tinh dầu, bạn có thể dùng dầu thơm, nước hoa, khói, thậm chí là dùng thân cây sả đập nát bôi trét lên.

Mục đích của việc này là làm mất mùi của đàn bị cướp, để ong đi cướp, không tìm được tổ của đàn bị cướp bằng mùi hương.

Hiện tượng ong chia đàn và cách xử lý

Ong chia đàn tự nhiên là hiện tượng ong chúa cũ và khoảng một nữa ong thợ trong tổ bay đi hình thành tổ ong mới.

Khi ong tách đàn tự nhiên lần thứ nhất, ong chúa cũ (đang đẻ) cùng ong thợ trưởng thành bay ra và tụ lại gần nơi đặt tổ ong.

Khi đàn ong tiếp tục tách đàn lần thứ hai, thứ ba, trở đi liên tiếp thì ong chúa non (chúa mới, chưa thụ tinh) bay theo ong thợ ra ngoài để tự chia đàn.

Hiện tượng ong chia đàn là một đặc điểm sinh học nhằm để duy trì nòi giống

Hiện tượng ong chia tách đàn tự nhiên làm cho tổ cũ chỉ còn lại ong chúa chưa giao phối, rủi ro tổ ong bị mất chúa, do ong chúa giao phối không thành công là rất cao.

cách tách đàn ong mật, hiện tượng ong chia đàn

Đặc biệt là với giống ong mật nội địa rất hay xảy ra hiện tượng ong chia đàn này, nhưng với giống ong ý (ong mật ngoại) thì lại rất hiếm khi thấy ong tự tách đàn.

Với những bạn nuôi nhỏ lẻ, nuôi ong tại nhà, và nuôi theo cách nuôi ong mật tự nhiên chỉ vài đàn, không thể chủ động viện ong mật chúa mới kịp thời.

Hoặc không xử lý được đàn ong mất chúa sau khi ong chúa non đi giao phối không thành công, sẽ dẫn đến nguyên cả tổ ong bị chết, và phải mua lại tổ ong giống mới => CHÁN NẢN.

>>> Khắc phục tình trạng này, GIỐNG ONG MỚI mang nhiều ưu điểm tại đây

Nguyên nhân ong tự tách đàn

  • Thời tiết thích hợp cho ong phát triển mạnh.
  • Nguồn hoa bên ngoài nhiều.    
  • Thức ăn bên trong tổ dư thừa.
  • Ong chúa đẻ khỏe, tổ ong phát triển mạnh.
  • Giống ong chưa thuần chủng, bản tính dã sinh còn cao, thói quen tự chia đàn khi đến mùa vẫn còn.
  • Thùng ong trật trội, đặt ở nơi nắng nóng củng là nhân tố thúc đẩy ong tự tách đàn.

thời gian chia đàn ong mật, nguồn hoa nhiều, tổ ong đông quân

Dấu hiệu ong chia đàn tự nhiên

  • Đàn ong trở nên đông đúc chật chội do phát triển nhanh chóng.
  • Nguồn hoa bên ngoài dồi dào, thức ăn trong tổ dư thừa.
  • Xuất hiện nhiều lỗ tổ ong đực trên các bánh tổ, đặc biệt là trên các cầu mới xây.
  • Có nhiều hơn ba mũ chúa ở phía dưới các bánh tổ.
  • Ong thợ ít đi lấy mật, phấn hoa trong giờ làm việc, chứng tỏ thời điểm chia đàn ong sắp xảy ra.

dấu hiệu ong chia đàn tự nhiên, kỹ thuật nuôi ong mật nội địa

Cách xử lý ong chia đàn tự nhiên

Khi thấy xuất hiện dấu hiệu tổ ong chuẩn bị chia đàn, dựa theo các nguyên nhân làm cho tổ ong chia đàn, mà chúng ta có các cách xử lý cụ thể như sau.

  • Nếu đàn ong quá đông thì cho xây thêm cầu mới và đặt thùng nơi mát mẻ.
  • Khi thấy các lỗ tổ ong đực xuất hiện, lập tức cắt bỏ.
  • Nếu tổ ong dư thừa mật ong quá nhiều, hãy quay bớt mật.
  • Rút bớt các cầu đầy nhộng, chuyển cho các tổ yếu hơn, nhằm làm giảm bớt áp lực tự tách đàn ở tổ mạnh.
  • Thay chúa già hàng năm, vì mùi (chất) chúa đã kém, không kiểm soát được hành vi của ong thợ trong đàn.
  • Nếu thấy ong tạo mũ chúa nhiều, thì sớm cắt bỏ tất cả.

Sau khi cắt bỏ các mũ ong chúa, sau 2 - 3 ngày chúng ta cần kiểm tra lại đàn ong.

Nếu chúng lại tiếp tục đắp mũ chúa để chia đàn tự nhiên nữa, thì tiếp tục ngắt bỏ, và xem tổ ong đang rơi vào tình trạng nào, như các trường hợp trên để xử lý chia đàn tự nhiên triệt để.

Đàn ong vẫn chia đàn sau khi đã cắt mũ chúa, PHẢI LÀM SAO?

Lưu ý rằng, nếu bạn mở ra kiểm tra lần thứ 3, thứ 4, mà ong vẫn còn xây mũ chúa để tách đàn sau khi đã xử lý hết các cách ở trên.

Một lời khuyên tốt nhất cho bạn lúc này là, nên chủ động tách tổ ong cho đàn ong của mình, đó là cách nuôi ong hay nhất.

Bởi vì các mũ chúa trong lần đắp thứ 1, thứ 2, ong sẽ chờ cho mũ ong chúa vít nắp, chúng mới bay chia đàn.

Nhưng trong lần thứ 3 trở đi, có thể chúng vừa xây xong mũ chúa được 1 ngày là đã đi rồi.

Vì vậy bạn sẽ trở tay không kịp, nếu cứ vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp kỹ thuật xử lý như trên, bởi thời gian chia đàn ong mật đã đến cận kề.

Không dùng mũ chúa trong chia đàn tự nhiên để nhân giống đàn ong

Đặc biệt, không được sử dụng các mũ chúa trong chia đàn tự nhiên để làm giống, hay thay chúa cho các tổ ong khác, hoặc sử dụng trong các kỹ thuật chia đàn ong mật.

Vì những mũ ong chúa này, mang theo bản tính thường xuyên chia đàn tự nhiên, rất khó để xử lý sau này.

Nếu có điều kiện, hãy thay hết những ong chúa giống tốt, bản tính tốt, hiền lành, ít chia đàn sau khi các tổ ong đã ổn định.

MẸO trong kỹ thuật nuôi ong mật, cách ấp mũ ong chúa

Bạn nên giữ lại tất cả các mũ chúa vít nắp trong chia đàn tự nhiên, đừng vứt bỏ hoặc bóp chết tất cả.

Vì nếu ở đàn bị chia, ong chúa giao phối không về được, thì bạn còn có ong mật chúa khác bổ sung thay thế vào kịp thời.

cách tạo mũ ong chúa, cách dự trữ ong chúa

Bạn có thể ấp các mũ chúa này bằng máy ấp trứng gà, ở nhiệt độ 37,5 0C và độ ẩm từ 80% - 85%, các mũ chúa vẫn nở bình thường.

Đừng mang các mũ chúa này gắn sang các đàn khác để ấp hộ, sẽ gây ra hiện tượng ong tự tách tổ tiếp tục tại đàn mới gắn mũ chúa. đặc biệt là với các tổ ong nội bắt ngoài trụ điện.

Sau khi tổ ong đã bị tách đàn, bạn cần nên kiểm tra và cắt hết các mũ chúa, chỉ để lại trong đàn một mũ chúa duy nhất, dài, thẳng, đều, cân đối, và nằm ở phía dưới bánh tổ.

Để tránh trường hợp đàn ong của bạn tiếp tục chia đàn lần 2, lần 3, khi còn nhiều mũ chúa bên trong tổ, đó là kinh nghiệm nuôi ong, bạn sẽ có được sau vài lần thất bại.

Mọi cố gắng đều thất bại, tuyệt chiêu cuối!

Một lời khuyên nữa dành cho các bạn, chỉ nuôi một vài tổ ong mật trong nhà với mục đích giải trí.

Bạn không thể chủ động được con ong chúa, hay không thể mua được ong chúa giống từ các trại khác, củng như không có kỹ thuật tạo ong chúa và mọi cố gắng đều trở nên vô nghĩa.

Thì sau khi, ong chúa mới ở đàn bị chia giao phối không thành công, bạn nên nhập lại đàn bị chia với đàn chia thành một đàn, để tránh cảnh "toàn quân bị diệt" sau vài tháng không có chúa.

Còn một cách cuối cùng đó là, thay đổi giống ong đang nuôi với giống ong dú, với 18 Lý do nên nuôi một tổ ong dú trong nhà khiến bạn phải bối rối

Ong bốc bay, kỹ thuật nuôi ong mật

Thất vọng, và hụt hẫng nhất của người mới bắt đầu nuôi ong, là tự nhiên đàn ong đột ngột bay khỏi tổ.

Để lại một thùng ong trống rỗng, chỉ còn vài con ong thưa thớt, mà người nuôi chẳng biết tổ ong của mình đang xảy ra hiện tượng gì!

Hiện tượng ong bốc bay là gì?

Ong bốc bay là sự bỏ tổ ra đi của toàn bộ ong trong đàn ong đến một nơi ở mới thuận lợi hơn.

Đó là hành vi của con ong phản ứng với những đe dọa nghiêm trọng đến sự sinh tồn của cả đàn ong bằng cách bay đến chổ ở mới.

ong bỏ tổ đi, hiện tượng ong bốc bay

Hiện tượng ong bốc bay là một tập tính sinh học của loài ong nhằm để tồn tại và bảo tồn nòi giống.

Nguyên nhân ong bốc bay, vì sao ong bỏ tổ?

Các nguyên nhân dẫn đến tổ ong bị bốc bay là:

  • Do ong đói, thiếu thức ăn dự trữ trong bánh tổ.
  • Không có trứng, ấu trùng và nhộng.
  • Do tính dã sinh còn cao, đặc biệt là ong bắt ngoài tự nhiên về nuôi.
  • Đàn ong bị bệnh hoặc bị thiện địch tấn công.
  • Do bị kích động của đàn bốc bay khác gần bên.

Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là, trong tổ không có con và thiếu thức ăn.

Nếu trong tổ vẫn có một số ít trứng, ấu trùng và nhộng, thì đàn ong vẫn ổn định, trừ trường hợp đặc biệt ong mới bốc bay.

Dấu hiệu ong chuẩn bị bỏ tổ

Trước khi đàn ong bỏ tổ đi xuất hiện một số hiện tượng sau:

  • Vào những ngày bình thường, thấy có rất ít hoặc không có ong thợ đi lấy phấn.
  • Mở thùng kiểm tra thấy: Không có mật, không có phấn và không có con.
  • Ong không bám vào cầu, mà bám vào thành thùng, hoặc ván ngăn.

Khi bốc bay, ong tuồn ra khỏi tổ ào ào, kêu dữ dội, chỉ có ong bay ra chứ không có ong bay vào.

Cách nuôi ong mật, cách khắc phục tình trạng ong bốc bay

  • Chọn giống thật tốt.
  • Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
  • Không để ong bị đói, cho ong ăn kịp thời.
  • Theo dõi, kiểm tra đàn ong thường xuyên.

Chọn giống thật tốt. Để hạn chế và tránh tổ ong của bạn "dọn nhà đi nơi khác", thì khâu chọn ong giống thuần chủng, bản tính tốt, hiền lành, ít bốc bay, là giải pháp tối ưu nhất.

Đặc biệt không nên bắt ong trụ điện, ong trong bộng cây, hay có được do dụ ong mật về làm tổ v.v. để làm giống, chúng rất dễ bỏ tổ đi, và hay chia đàn tự nhiên, ảnh hưởng lớn đến cả trại nuôi ong.

>>> Ở đâu bán ong giống tốt nhất, hãy Xem 5 Địa Chỉ Bán Ong Mật Giống Toàn Quốc

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Luôn vệ sinh đáy thùng ong định kỳ hàng tuần, đặt thùng nơi khô ráo, thoáng mát, không bị ẩm thấp, là mầm mống của bệnh ở ong.

Vệ sinh, khử trùng trại ong định kỳ, thực hiện công tác phòng bệnh thật tốt, đừng để xảy ra bệnh rồi mới trị, là điều kiêng kỵ nhất khi nuôi bất cứ vật nuôi nào, đặc biệt là nuôi với số lượng nhiều.

Không để ong bị đói, cho ong ăn kịp thời. Khi nuôi ong lấy mật, đặc biệt là cuối vụ hoa, hay khi trời mưa, rét bất thường, không quay mật ong, và cho ăn bổ sung, để tổ ong không bị thiếu thức ăn và bốc bay.

tại sao ong mật bỏ tổ, cách cho ong ăn

Theo dõi, kiểm tra thường xuyên. Để phát hiện ra các tổ có ong chúa đẻ trứng kém, ong chúa không đẻ, hoặc ong chúa chết, tìm kiếm các nguyên nhân ong chúa không đẻ .v.v

Bổ sung chúa, và viện cầu ong có trứng, trùng, nhộng, phấn, mật đầy đủ, tránh tình trạng đàn ong bỏ tổ đi kéo theo các tổ khác xung quanh bốc bay theo.

Cách bắt ong bốc bay

Khi ong mới bắt đầu bỏ "nhà" đi.

Nhanh chóng lấy nón bắt ong hứng trước cửa tổ.

Nếu không kịp lấy nón, thì nhanh chóng tìm tất cả những gì gần tổ ong nhất có thể, để bịt kín cửa tổ và những nơi ong bay ra, như đất ướt, lá cây, v.v.

cách bắt ong bốc bay, kỹ thuật nuôi ong lấy mật

Khi ong đã bay hết ra ngoài

Hãy tung đất, cát, xịt nước, hoặc dùng sào buộc khăn, áo, để quơ vào đàn ong đang bay, ong sẽ tụ lại một chỗ.

Khi ong đã tụ lại, dùng nón bắt ong để bắt và treo vào chỗ thoáng mát.

Chuẩn bị thùng, viện cầu có đầy đủ mật, phấn và con. Khoảng 17 giờ chiều, rủ ong trong nón vào thùng đã chuẩn bị.

Thao tác nhanh, mở nắp thùng ong, rũ thật mạnh và dứt khoát cho ong trong nón rơi xuống đáy thùng, lập tức đậy nắp thùng lại, để ngửa nón lên gần thùng ong, để ong còn lại bay hết vào trong thùng.

Tối đến cho ong ăn nước đường, tỷ lệ 1:1 để đàn ong ổn định hơn.

Chú ý:

Không rủ ong vào thùng trước 17 giờ, để tránh tình trạng ong bị náo loạn, và có thể bốc bay lại ra bên ngoài.

Khi cho ong vào thùng mới rồi, thì sau 2 - 3 ngày mới mở kiểm tra bên trong. Nếu thấy ong lấy phấn về, ong bám vào cầu là đàn ong đã ổn định.

Nhốt ong chúa bao lâu thì thả? Cách nhốt ong chúa

Với nhiều người mới tập nuôi ong, hay mới tìm hiểu về nghề nuôi ong, không biết phải nhốt ong chúa bao lâu, liệu nhốt lâu quá ong chúa có chết không, có ảnh hưởng gì tới ong chúa không .v.v

  • Với những con ong chúa bắt được ở những tổ ong bốc bay, hay ong chia đàn tự nhiên từ tổ ong của bạn.

Sau đó được viện cầu nhộng, thức ăn đầy đủ, thì chỉ nên nhốt chúng một ngày một đêm rồi thả ra là tốt nhất.

  • Với những trường hợp ong mới bắt được từ cột điện, bắt ong trong bộng cây, trong hang đá, tổ mối, hang đất .v.v

Mang về viện cầu nhộng, và cho ong ăn đầy đủ, thì chúng ta nên nhốt ong chúa hai ngày, và tối đa là ba ngày, rồi thả ra.

  • Trong cách giới thiệu ong chúa mới, người nuôi củng chỉ nhốt chúa trong 6 giờ - 12 giờ, thậm chí, củng không cần thiết phải nhốt chúa khi giới thiệu ong chúa mới vào đàn.

cách bắt ong chúa, cách nhốt ong chúa

Không nên nhốt ong chúa quá lâu, nếu chúng ta không rõ kỹ thuật nuôi ong, chưa có kinh nghiệm nhốt ong chúa bằng lồng nhốt chúa.

Việc nhốt ong chúa quá ba ngày, rất dễ làm ong chúa chết, vì một vài nguyên nhân, mà người mới chưa có kinh nghiệm trong cách chăm sóc ong mật không lường trước được.

Một điều quan trọng nữa, trong cách nuôi ong chúa quá lâu trong lồng nhốt chúa, sẽ làm cho tổ ong rơi vào tình trạng mất chúa, vì chất chúa không được phát tán ra khắp tổ ong.

Bởi ong mật chúa không thể bò khắp tổ để phát tán chúng, và việc ong chúa ngừng đẻ quá lâu, sẽ làm cho buồng trứng của chúng teo nhỏ lại, và khả năng đẻ không được như lúc đầu.

Tóm lại, trong cách nhốt ong chúa, không nên nhốt quá lâu trong lồng nhốt chúa, mặc dù ong chúa có thể không chết, nhưng không ít thì nhiều củng ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của ong chúa.

Chúng ta nên nhốt chúa dưới hai ngày là tốt nhất và an toàn nhất trong mọi yêu cầu kỹ thuật.

Có nên cắt cánh ong chúa! Hướng dẫn cách nuôi ong

Có rất nhiều youtuber, website, chia sẻ về ong mật, và các tài liệu nuôi ong mật có nguồn gốc không đáng tin cậy, đều đưa ra ý kiến, là nên cắt cánh ong chúa để phòng và chóng ong bốc bay và chia đàn.

Nhưng tôi xin nhấn mạnh lại rằng, hành vi ong bốc bay, và tách đàn tự nhiên, là tập tính của ong mật nhằm để tồn tại và duy trì nòi giống.

Ở hành vi bốc bay, ý định bỏ tổ đi là do ong thợ quyết định, chứ không phải ong chúa.

Ví dụ:

Thấy rõ nhất là ở các tổ ong đã xảy ra hiện tượng bốc bay, mà không xử lý đúng kỹ thuật chỉ bắt và nhốt ong chúa, hoặc cắt cánh ong chúa để chống bốc bay, thì ong thợ vẫn bỏ tổ và bỏ chúa ở lại.

Và ở hiện tượng ong chia đàn tự nhiên củng có biểu hiện tương tự như vậy.

Đôi cánh ở ong còn giúp chúng giữ được thăng bằng, và đi lại dễ dàng trên các bánh tổ đứng vuông gốc với mặt đất, nó giống như chúng ta đi trên cầu khỉ phải đưa dang hai tay ra vậy.

Mất đi hoặc đôi cánh bị ngắn, sẽ ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của ong chúa trên bánh tổ, và đồng thời ảnh hưởng đến sức đẻ của ong chúa bị kém đi.

Một chức năng cực kỳ quan trọng nữa với đôi cánh của ong chúa đó là, trong quá trình di chuyển, ong chúa liên tục quạt cánh nhằm làm là phát tán chất chúa (Pheromone), ra khắp khu vực trong tổ ong để ổn định đàn, kiểm soát ong thợ đẻ trứng .v.v

ong thợ đẻ trứng, cách chăm sóc ong mật

Với ong mật, ong chúa bị mất đôi cánh, hoặc cắt cánh ngắn đi, có thể sẽ làm cho ong chúa kiểm soát hoạt động của ong thợ kém, ong thợ trở nên hung dữ hơn, .v.v do mùi chúa (pheromone) khó phát tán khắp đàn ong.

>>> Xem đầy đủ về chức năng của các bộ phận trên cơ thể ong.

Vậy kết luận rằng, không được cắt cánh ong chúa để phòng và chống hiện tượng ong bốc bay, hoặc chia đàn.

Bởi vì khi ong "dọn nhà đi", hoặc tách đàn, dù không còn cánh hoặc cánh ngắn, ong chúa vẫn bò ra cửa và bay theo đàn.

Khi ong chúa biết mình không bay được, và rơi xuống đất, khả năng bị kiến tấn công, ếch, nhái, thằn lằn, gà, vịt ăn, đi lạc không tìm ra.

Hoặc vô tình bạn tới kiểm tra thùng ong, giẫm đạp lên, còn nhiều rủi ro hơn khi chưa cắt cánh.

Tóm lại, một người nuôi ong chuyên nghiệp, người thợ nuôi ong giỏi, hay một trại ong lớn, con ong chúa của họ không hề "mẻ" một miếng cánh.

>>> Xem thêm kỹ thuật nuôi ong thụ phấn cho hoa

kinh nghiệm nuôi ong lấy mật, nuôi ong dú và ong mật

 

Tài liệu tham khảo

(1) Giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật, tác giả: PGS.TS NGUYỄN DUY HOAN (Chủ biên), THS. PHÙNG ĐỨC HOÀN, TS. NGÔ NHẬT THẮNG.

(2) Nuôi ong nội - Apis cerana indica, một số lĩnh vực quan trọng trong quản lý chăm sóc đàn ong, tác giả MOGENS JENSEN, Người dịch: TS. NGUYỄN VĂN NIỆM.

(3) Kinh tế - Kỹ Thuật nuôi ong, tác giả: KS. NGÔ ĐẮC THẮNG.

(*) Kinh nghiệm nuôi ong nội lấy mật, và kiến thức tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau.

Chia sẻ bài viết:
Tags: cach nuoi ong mat ong boc bay ong chia dan tu nhien ong mat danh nhau
Bình luận:
binh-luan

Dagiagnub Trả lời

21/11/2022

cialis walmart 10 benzoyl peroxide wash Had baseball accepted the deal, which would have basically followed the guidelines for a second violation of the gameГў s Basic Drug Agreement 50 games for a first violation, 50 games for a second, the Yankees would have been on the hook for a huge portion of RodriguezГў s contract, which would have continued to count against the salary cap real cialis online

binh-luan

SasyHeeme Trả lời

08/06/2022

Levothyroxine Canada No Prescription https://newfasttadalafil.com/ - cialis pills buy cialis uk Nwblkp Gdyuun Viagra A 20 Anni Yahoo https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Ifszpb

Viết bình luận của bạn:

Giỏ hàng