Hôm nay tôi sẽ giới thiệu một cách bắt các tổ ong rừng khác ở trạng thái bị động, nghĩa là dẫn dụ ong tới nhà làm tổ.
Hướng dẫn này được thực hiện dưới gốc nhìn khoa học kết hợp với kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi ong nhiều năm của chúng tôi.
Nghề gác kèo ong là gì, tại sao phải gác kèo ong?
Kèo ong là gì?
Kèo ong là một cây gỗ được gác nghiêng nhằm để dụ ong mật về làm tổ.
Nghề gác kèo ong là tìm hiểu đặc tính làm tổ của loài ong, sau đó chọn hướng gió, ánh sáng, vị trí để tạo điều kiện thích hợp để gác cây kèo bằng gỗ lên.
Nhằm dẫn dụ ong hoang dã về làm tổ để lấy mật ong và khai thác được nhiều sản phẩm khác từ tổ ong như nhộng ong, sáp ong, phấn ong v.v.
Thay vì phải lặn lội lên rừng và học cách tìm tổ ong mật (ong ruồi, ong khoái .v.v), thì ở nhà vẫn có thể có được các đàn ong rừng về làm ổ trong nhà với hướng dẫn gác kèo ong tại nhà này.
Ong gác kèo là ong rừng hay ong nuôi?
Theo đúng ý nghĩa, ong gác kèo tự nhiên là ong hoang dã.
Vì con người chỉ chọn nơi thích hợp và gác cây gỗ lên để ong tự nhiên về làm tô và tự làm mật mà không tác động nhân tạo gì đến trong quá trình làm ra mật ong của chúng.
Tuy nhiên, củng có trường hợp bị can thiệp quá mức, những trường hợp này nên được gọi là ong nuôi, và cách nuôi ong này có thể gọi là cách nuôi ong tự nhiên.
Kỹ thuật gác kèo ong để dụ ong về làm tổ
Gỗ làm kèo ong, làm kèo ong nên chọn loại gỗ nào?
Theo đúng kinh nghiệm gác kèo ong mà những người ăn ong ở vùng u minh thì loại gỗ dùng để làm kèo ong là gỗ nhum, gỗ tràm, cây cau.
Nhưng nếu bạn không có các loại cây này bạn vẫn có thể dùng các loại cây khác, không nhất thiết phải đúng các loại cây trên ong mật mới về làm tổ.
Miễn là cây bạn dùng phải đúng kỹ thuật như nhẹ, mau khô, để dễ dàng thao tác và không bị ẩm mốc vào mùa mưa.
Còn với hai cây chống đễ đỡ kèo ong (cây bồi và cây nóng) thì chọn loại cây nào, gỗ nào củng được, miễn là loại gỗ khó mục là được.
Cách làm một cây kèo ong
Yêu cầu kỹ thuật cho cây kèo chính (thân kèo), dài khoảng 2,2 m – 2,6 m, đường kính thân kèo từ 10 cm – 15 cm.
Bắt buột phải lột sạch vỏ và bào láng toàn bộ cây kèo và phải phơi khô. Vì để vỏ, cây kèo gác lâu ngày vỏ sẽ bông tróc một phần, gỗ sần sùi, không láng, ong sẽ không về xây tổ.
Kèo phải được phơi khô ít nhất 2 – 3 tháng, để cho cây kèo được khô tự nhiên và cũ thì khả năng ong về làm tổ mới cao.
Cây kèo chính được chia làm hai mặt và có hình bán nguyệt, mặt bầu bán nguyệt được gọi là “dạ kèo” hoặc “bề sáp” vì sau này ong sẽ xây tổ từ bề mặt này đổ xuống.
Mặt trên tốt nhất nên đục rãnh ở giữa để nước mưa không bị đọng lại trên cây kèo mà gây ra nấm mốc.
Đó là tôi nói trong điều kiện tốt nhất, nhưng nếu bạn không đục rãnh củng được, nó không ảnh hưởng nhiều đến khả năng thành công của cây kèo.
Một lưu ý khác là không được phun sáp hoặc nấu sáp nóng chảy để đổ lên cây kèo, hoặc mặt dưới của thân kèo. tôi biết trong cách gác kèo theo kinh nghiệm cá nhân có một vài người làm vậy.
Lớp sáp này không hấp dẫn ong tới làm tổ, mà ngược lại nó dẫn dụ sâu ăn sáp (sâu sáp), mối mọt, và kiến đến.
Khi những côn trùng này xuất hiện, ong của chúng ta sẽ không về “ốp kèo” và mối mọt còn đục phá cây kèo, làm cho cây kèo mau hỏng hơn.
Ở một đầu thân kèo, cách từ đầu kèo vào khoảng 20 cm – 25 cm đục hoặc khoang một cái lỗ hình tròn hoặc hình gì củng được để sau này dùng để cắm vào cây bồi.
Yêu cầu kỹ thuật của cây bồi và cây nóng
Đi theo trong một bộ kèo ong ngoài cây kèo chính ra còn có hai cây khác, đó là cây bồi và cây nóng dùng để nâng đỡ cây kèo chính.
Cây bồi có đường kính khoảng 10cm, dài từ 2,5 m – 3 m, không cần bào láng hoặc bóc vỏ, hai đầu đều vót nhọn, một đầu cắm xuống đất, đầu còn lại cắm vào lỗ đã đục trước trên thân kèo chính.
Cây nạn hay còn gọi là cây nóng, dài từ 1,4 m – 1,6 m, một đầu củng vót nhọn, đầu còn lại có hình chỉa hai gần giống như cây nạn nên gọi là cây nạn. Dùng để gác đuôi kèo lên chỉa hai này.
Cách chọn chỗ để gác kèo ong
Tập tính làm tổ của ong khoái thường làm ở những khu vực có trảng.
Trảng là vùng có cây thấp hoặc đất trống, xung quanh các cây lớn bao bọc bên ngoài được gọi là trảng.
Ở vùng rừng U minh thường địa điểm gác kèo ong là những nơi có trảng, các thợ ăn ong liệt kê có 3 loại trảng mà ong thích nhất là trảng hình tròn, trảng hình miệng bát, trảng hình chữ nhật.
Nhưng tại nhà hoặc tại vườn bạn không thể nào có các trảng lớn như ở U Minh được, tuy nhiên không có trảng lớn củng phải có các trảng nhỏ.
Ánh sáng
Trong trảng bắt buộc phải có ánh sáng rọi vào, ánh sáng tốt nhất là ánh sáng bóng râm rọi lên trên thân kèo và toàn bộ tổ ong.
Vì vậy phải có các cây lớn xung quanh để che nắng sáng và nắng chiều, nhằm tạo bóng râm chiếu vào tổ ong.
Mục đích ong làm tổ ở nơi có ánh sáng rọi vào là để tổ được khô ráo, ít bị bệnh, ánh sáng giúp ấu trùng được phát triển khỏe mạnh.
Và củng là nhờ ánh sáng mà hơi nước trong mật hoa bốc hơi dễ dàng hơn, và quá trình luyện mật của ong củng nhanh và đỡ tốn nhiều công lao động hơn.
Vì thế mà thời gian chọn để gác một cây kèo tốt nhất là từ 7h – 9h sáng, vì lúc này dễ dàng thấy được lượng nắng dọi vào toàn bộ thân kèo là bao nhiêu, để từ đó che chắn cho hợp lý.
Hướng gác kèo và độ nghiêng của thân kèo
Sau khi đã chọn được trảng đẹp, phù hợp với tập tính sinh học của ong khoái rồi thì hướng gác đầu kèo và đuôi kèo rất quan trọng.
Tấm kèo phải đặt nằm lệch về một bên của trảng, dân trong nghề gọi là “đầu kèo đâm phân ba”, đầu cao gọi là đầu kèo, đầu thấp gọi là đuôi kèo.
Nghĩa là kèo ong nằm cấn về một phần ba nào đó của khu trảng, đầu kèo ló ra ngoài trống, đuôi kèo được che chắn cẩn thận.
Đầu kèo quay về hướng đông, mục đích nhằm để lấy ánh sáng ban mai rọi đều lên toàn bộ tổ ong (bóng râm).
Đuôi kèo quay về hướng chính tây, lúc này cần chú ý che chắn đuôi kèo cho cẩn thận, vì hướng tây là hướng nắng chiều, cường độ nắng chiều rất mạnh và nóng.
Lượng nắng râm dọi vào kèo trong buổi chiều phải ít hơn nắng ban sáng rọi vào thân kèo.
Với hướng dẫn gác kèo ong khoái như trên, thì phần thân kèo sẽ đón nắng râm cả ngày, đây là điều kiện lý tưởng cho một đàn ong làm tổ.
Kèo gác phải có độ dốc từ đầu kèo nghiên về phía đít kèo. theo kinh nghiệm gác kèo ong, độ nghiên tốt nhất của thân kèo từ 400 – 450.
Nếu bạn gác kèo nằm ngang (không nghiêng) ong vẫn về làm tổ, nhưng tỷ lệ thấp hơn các kèo nghiêng.
Và khi ong làm tổ thì lượng mật thu được so sánh từ kèo gác ngang và kèo gác nghiêng, thì trữ lượng mật kèo gác nghiêng sẽ nhiều hơn gấp 4 – 5 lần kèo gác ngang.
Vì tập tính của ong luôn trữ mật ở nơi cao nhất của tổ nhằm tránh nước đọng vào mật đã luyện chín.
Nếu gác ngang thì ở bất kỳ đoạn nào của cây kèo đều có độ cao như nhau, và nước rất dễ đọng lại trên thân kèo, mau làm mục cây kèo.
=> KHÔNG NÊN gác kèo ong nằm ngang, mặc dù trong cách hướng dẫn gác kèo ong rừng không bắt buộc bạn phải gác nghiêng.
Dọn trống và tạo môi trường sạch sẽ, khô ráo nơi gác kèo
Cần phải dọn trống, chặt bớt các cây cao trên 1m trong phạm vi đặt kèo ong để không bị cây cỏ đâm vào kèo.
Và củng là để giảm bớt các thiên địch đu theo các cây này mà ăn ong, dọa ong làm ong không dám xuống để ốp kèo.
Ngoài ra việc dọn sạch sẽ trong bán kính 2 m ngay dưới nơi gác kèo còn tạo nền đất thông thoáng, mau khô hơn khi gặp mưa và tránh ẩm thấp sinh nấm mốc và tích trữ nước trong mật.
Đặc biệt là không được để nhánh cây đâm ngang qua thân kèo, nếu có phải chặt bỏ.
Kiểm tra hàng tháng các kèo ong sau khi gác
Đừng nghĩ rằng, mình biết được kỹ thuật gác kèo ong rồi, gác xong cây kèo rồi để đó đợi ong về thu lấy mật ong là được mà không cần phải kiểm tra, sửa chữa.
Việc kiểm tra hàng tháng các kèo ong là điều bắt buộc, nó nhằm các mục đích sau.
- Cỏ có mọc cao lên đâm thẳng vào kèo hay đâm ngang qua kèo không.
- Cây kèo có bị ong bầu, ong nghệ, đục lỗ để làm tổ trên cây kèo không.
- Quét váng nhện đóng xung quanh và trên cây kèo vì lâu ngày mà ong chưa về làm tổ.
- Mối, mọt, có đục phá thân kèo hay các cây nóng, cây nạn hay không.
- Xem xung quanh có các tổ ong vò vẽ, tổ ong vàng, hay các loài ong ăn thiệt khác để tiêu diệt.
Vì các loài này phá đàn ong mật rất mạnh, nơi có các loài ong này làm tổ, ong mật thường sẽ không về làm tổ.
Nếu xuất hiện những điều này thì ong sẽ không về làm tổ, mà phải xử lý nó hàng tháng thì khả năng thành công của kèo gác của bạn mới cao.
Nếu lâu quá mà ong không về ốp kèo thì cần điều chỉnh lại lượng ánh sáng, cần xem đã che chắn đúng chưa, nắng có rọi quá nhiều vào kèo hay không, đặc biệt là nắng chiều hướng tây.
Tóm tắt: Quy trình kỹ thuật gác kèo bao gồm các bước: Chuẩn bị kèo => chọn trảng phù hợp => dọn dẹp xung quanh trảng => xem hướng => gác kèo => tủ kèo => kiểm tra kèo hàng tháng.
Thời gian ong về làm tổ trên kèo
Thời gian ong về làm tổ là không cố định, vì mỗi vùng, mỗi nhà, mỗi cảnh đều có sự khác nhau của khí hậu, thiên nhiên.
Không nhất thiết y khuông như kỹ thuật gác kèo ở rừng U Minh là phải vào tháng 10 âm lịch hàng năm.
Vì thời điểm này rơi vào mùa hoa tràm đang nở rộ là nguồn thức ăn phong phú cho những bầy ong di cư phù hợp với tập tính của loài ong.
Nhưng ở một vài nơi khác của nước ta lại rơi vào mùa mưa hoặc mùa đông.
Nhưng nhìn chung đều có một điểm chung, đặc điểm của loài ong mật sống theo bầy đàn (xã hội cấp cao) thường chia tách đàn vào những mùa hoa nở rộ.
Hoặc bốc bay (ong bỏ tổ đi) từ nơi ít hoa, mùa hoa đã kết thúc đến nơi nhiều hoa hay mùa hoa mới bắt đầu.
Củng còn nhiều trường hợp khác mà ong bốc bay từ nơi này sang nơi khác, nhưng không nằm trong khuôn khổ phương pháp gác kèo ong.
>>> Tìm hiểu sâu hơn tất cả các lý do tại sao ong mật bỏ tổ có liên quan đến kỹ thuật nuôi ong tại đây.
Dấu hiệu để biết thời điểm ong di cư và đậu vào kèo nhiều nhất đó là hoa trong khu vực của bạn đang nở rộ, thời điểm này thường rơi vào mùa xuân trên hầu như khắp cả nước ta.
Cách bắt ong rừng và cách lấy mật ong đúng kỹ thuật
Cách làm dụng cụ bắt ong, bó đuốt hoặc bình phun khói
Một đồ nghề tự chế đơn giản mà kinh nghiệm ăn ong ở rừng U Minh thường hay sử dụng là bó đuốc.
Cách làm bó đuốc. Dùng chỉ dừa bó lại thành một bó dài khoảng 25 cm – 30 cm, to bằng cùm tay hoặc hơn tùy vào bạn muốn lượng khói nhiều hay ít.
Dùng dây lạc, hoặc dây dừa hoặc dây rừng, dây thừng .v.v. để buộc lại xung quanh để định hình thành bó và không bị bung ra.
Nếu bạn không có chỉ dừa, bạn có thể thay thế bằng xơ dừa, vỏ dừa, lá cây, rơm, .v.v.
Nhưng ngày nay, nghề nuôi ong mật và dụng cụ nuôi ong phát triển rất mạnh.
Việc dùng bó đuốt không tiện lợi và an toàn khi sử dụng nữa, vì các tàn lửa có thể rơi xuống và làm cháy rừng bất cứ lúc nào, và việc chuẩn bị các bó đuốt rất mất thời gian.
Để tiện lợi, an toàn và dễ sử dụng hơn bạn nên sử dụng bình phun khói trong nhóm vật tư ngành ong mật.
Nguyên liệu tạo khói là bất cứ thứ gì có thể đốt được như giấy vụn, giấy carton, xơ dừa, lá khô, cỏ khô, rơm, võ đậu phộng, gỗ v.v.
>>> Xem tiết về công dụng và cách sử dụng bình phun khói như thế nào?
Nón bắt ong, đồ bảo hộ và quần áo bắt ong
Với những người đi rừng thì việc mặt các bộ quần áo bắt ong rừng và nón chống ong đốt là quá phức tạp, vướng víu, khó thao tác và nóng nực.
Còn với các bạn ở nhà, đi làm cơ quan, hay đi chơi, café, gặp gỡ bạn bè, thì việc mặc đồ bảo hộ bắt ong khi lấy mật các tổ ong rừng về nhà làm ổ lẫn các tổ ong nuôi là điều bắt buộc.
Bởi vì thao tác tiếp cận và bắt các tổ ong rừng của bạn còn chậm, còn nhát ong, nên rất dễ bị ong đốt, mặt dù đã dùng bình xịt khói.
Nếu không may bị ong chít vào mí mắt, vào môi là xưng nguyên cả mặt, rồi công việc ở cơ quan bạn phải nghỉ làm thì thật là không hay.
>>> Xem tất cả các vật tư ngành ong củng như các bài đánh giá, hướng dẫn sử dụng tại đây.
Cách bắt ong rừng để lấy mật
Để lấy mật được một tổ ong khoái khổng lồ, bạn cần phải có tâm lý bình tỉnh và không sợ ong đốt, vì bạn càng sợ, thao tác bạn lủng củng sẽ càng dễ bị ong đuổi đánh hơn.
B1: Chuẩn bị dụng cụ để cắt lấy mật ong như: Xô để đựng mật, dao cắt mật ong, dây nilon dùng để buộc bánh tổ nếu vô tình làm gãy bánh tổ.
B2: Đốt cháy nguyên liệu trong bình phun khói.
B3: Mặc đồ bảo hộ kỹ càng, đội nón chống ong đánh và mang bao tay cao su.
B4: Phun khói một lần xung quanh toàn bộ cơ thể của bạn để hạn chế ong tấn công, bạn phun càng kỹ thì càng khó bị ong vây đánh hơn.
B5: Bắt đầu tiến nhẹ nhàng và từ từ lại vào tổ ong, vừa đi vừa hun khói. Khi đã tới gần tổ ong rồi, phun khói xung quanh khu vực bạn đang đứng.
B6: Tiếp cận tổ ong. Phun khói trực tiếp vào tổ ong và xung quanh các mặt của tổ ong.
B7: Dùng tay dạt ong còn bám trên tổ ra và đưa dao vào cắt lấy phần mật ong của tổ ong.
B8: Thu dọn đồ nghề và nhanh chóng rời khỏi tổ ong để ong về lại ổ và ổn định đàn ong.
Các điều cần chú ý khi bắt ong rừng
- Khi rời khỏi củng như khi tiếp cận tổ ong không được chạy hoặc đi quá nhanh, vừa đi vừa phun khói.
- Khi cắt mật ong rừng, chỉ nên cắt ¾ bầu mật, và chỉ cắt ở những nơi có bầu mật vít nắp.
- Phải để lại ¼ mật trong tổ để làm thức ăn tạm thời cho nguyên cả đàn ong khi chưa kịp làm lại mật ong mới.
- Không được khai thác các tổ ong hoang dã trong và trước mùa mưa ít nhất 10 ngày.
Vì đấy là lượng thức ăn dự trữ của cả đàn để dành ăn trong những ngày mưa không thể đi làm được. Nếu vẫn lấy mât vào thời điểm này chẳng khác gì bạn đang đẩy chúng vào bờ vực tuyệt chủng.
Trong mùa mưa thì mật ong thường loãng, chất lượng không tốt, khó bảo quản và rất dễ lên men.
Thay vì lấy mật ong dỏm hãy để lại cho chúng làm thức ăn, qua mùa khô tổ của chúng sẽ to ra thêm và lượng mật củng nhiều hơn.
- Không cắt tổ ong khi mật ong chưa vít nắp, vì đó là mật ong dỏm.
Hãy là người bắt ong có hiểu biết, đừng chỉ thấy các tổ ong có mật rồi thì bắt vội vàng vì sợ người khác dành mất.
Tại sao tôi nói mật ong chưa đậy nắp là mật dỏm, xem bài phân tích vô cùng chi tiết tại đây
- Một mẹo nhỏ khác cần phải biết, sau khi cắt lấy phần mật xong, hãy dùng dao dạt xéo một phần tàng ong từ trên xuống.
Điều này giúp tổ ong không bị gió thổi vỡ tổ, và khi dạt như vậy ong dễ dàng xây lại hơn và xây lại rất nhanh củng như trữ lượng mật nhiều hơn.
>>> Xem cách bắt một tổ ong trong nhà hoặc bắt một ổ ong ruồi đến nhà làm tổ chuẩn nhất >LỤM NGAY< cách bắt ong ruồi và ong khoái không bị đốt.
Làm gì khi bị ong đốt?
Trong quá trình bạn đang ăn ong, nếu bị ong đốt, bạn nên ngừng việc bắt tổ ong lại và mau chóng rời xa tổ ong.
Vì trong nọc ong có axít nên lan tỏa mùi rất nhanh, nó sẽ làm các con ong khác trở nên hăng và hung dữ hơn bình thường.
Sau khi rời xa tổ ong, mau chóng rút kim độc ra (nếu chưa kịp rút trước đó), rửa sạch vết đốt bằng nước sạch nếu có xà phòng thì càng tốt.
Và có thể bạn dời việc ăn ong lại vào một buổi khác trong ngày hoặc sang ngày khác, nếu bạn chuyên nghiệp hoặc quen rồi thì vẫn có thể tiếp tục bắt ong ngay sau khi xử lý vết chít.
>>> Xem thêm cách xử lý đúng nhất khi bị ong đốt và cần nên uống thuốc gì, ong đốt bị sưng phải làm sao?
Lấy mật ong vào ngày nào trong tháng, bắt ong rừng khi nào?
Tuyệt đối không đi bắt ong rừng vào những ngày âm u, thời tiết lạnh, hoặc trời mưa.
Vì lúc này phun khói vào tổ ong hầu như là ong không bay ra và lúc này vẫn cố muốn bắt ong thì rất dễ bị cả đàn ong tấn công.
Tốt nhất là nên đi bắt ong vào những ngày nắng đẹp, nhưng cần chú ý cháy rừng vì khói dùng để đuổi ong.
Và thời gian lấy mật ong khoảng ngày 17 - 20 hàng tháng, khoảng gần một vòng đời của nhộng ong, đúng với tập tính xã hội của ong.
>>> Vòng đời của ong chúa, ong thợ và ong đực [infographic].
Cần lưu ý chỉ khai thác mật ong chín, không khai thác theo hướng tàn phá.
Theo kinh nghiệm bắt ong lấy mật dân gian truyền miệng lại rằng "nên bắt ong trước ngày rằm hàng tháng, vì nếu sau rằm, ong sẽ ăn hết mật" vậy có đúng không?
Điều này là không đúng, không phải bầy ong thường ăn hết mật vào những ngày rằm, mà đàn ong dùng phấn ong và mật ong để nuôi ấu trùng và ong non mới nở ra.
Chính vì thế thời điểm để bắt các tổ ong tốt nhất là khi các ấu trùng đang còn trong giai đoạn nhộng ong, lúc này mật ong sẽ nhiều nhất.
Ong làm tổ bao lâu thì có mật?
Trong điều kiện thuận lợi thì sau khi ong làm tổ được khoảng 17 ngày là đã đầu có mật và có thể lấy được mật ong rồi.
Trong điều kiện thời tiết bất lợi như gió mạnh, mưa nhiều, trời âm, hoa nở không nhiều, quá nóng cây tiết mật không nổi .v.v. thì phải từ 20 - 22 ngày tổ ong mới đầy mật và cho mật vít nắp.
Cách nhận biết tổ ong có mật?
Dấu hiệu để nhận biết tổ ong có mật là phần sáp ở trên cùng của tổ ong phình to ra, phần sáp này càng to cho thấy tổ ong chứa nhiều mật.
Một cách khác xác định rõ ràng hơn là dùng khói phun vào phần phía trên cùng của tổ ong, các ong thợ sẽ dạt ra hai bên để lộ ra phần mật.
Nếu bạn thấy các lỗ tổ chứa mật được đóng kín lại bằng một màng sáp màu trắng mỏng, nghĩa là tổ ong này đã đầy mật và lúc này mật ong đã chín có thể khai thác được ngay lập tức.
Ngược lại, nếu các lỗ tổ chứa mật chưa được bịt lại, tốt nhất không nên bắt vội, hãy để thêm 5 - 7 hôm nữa, lúc này lượng mật sẽ nhiều hơn và độ đường trong mật củng đạt giá trị cao nhất.
Nếu bạn không thể dụ ong mật về nhà làm tổ được, một cách khác để có các tổ ong tự nhiên trong nhà, xem cụ thể tại đây.
Một tổ ong rừng có thể bắt được bao nhiêu lần?
Với hướng dẫn lấy mật từ tổ ong rừng như trên, một tổ ong gác kèo bạn có thể lấy được mật ong từ 3 – 4 lần, mỗi lần một tổ trung bình từ 2 lít – 3 lít mật.
Điều hay hơn ở đây là không tàn sát ong quá mức như các thợ chuyên săn ong ruồi.
Trong cách dụ ong mật về làm tổ, bạn hãy nghe những chuyên gia, những người có nghiên cứu và tìm hiểu về loài ong nói về nghề nuôi ong củng như nghề gác kèo ong chia sẻ.
Hãy đặt niềm tin vào những người thật sự có kiến thức và hiểu biết, đừng nghe tụi khác “chém gió, câu view, kiếm tiền” để rồi thất bại và đánh đồng tất cả.