Banner header Meliponini JiChi Viet Nam
Ong dú - Stingless bee

>LỤM NGAY< cách bắt ong ruồi và ong khoái không bị đốt

 Nguyễn Hữu Trực   |    Ngày 17/09/2020

Sau bài viết hướng dẫn cách bắt ong mật và bắt ong cột điện thì hôm nay chúng tôi tiếp tục chia sẻ tới bạn đọc hai "TUYỆT CHIÊU" bắt ong rừng và bắt ong ruồi đơn giản mà không bị đốt.

Khác với loài ong mật thường làm tổ kín đáo trong trụ điện, hang đá, bộng cây v.v. Với hai giống ong ruồi và ong khoái lại có tập tính của ong làm tổ "lộ thiên".

Cách bắt ong khoái, kỹ thuật bắt ong rừng

tổ ong khoái và hướng dẫn kỹ thuật bắt ong khoái

Ong khoái (Apis dorsata) là loài ong mật ở Việt Nam to nhất mà có thể khai thác được mật ong từ tổ của chúng.

Chúng tôi đã gặp được các tổ ong khoái chiều ngang dài tới tận 2.5 m, với lượng mật thu được từ chúng hơn 30 lít mỗi tổ.

Cách tìm ong khoái - tổ ong rừng

Với tập tính loài ong là làm tổ lộ ngoài trời, trên các cành cây lớn, có thể làm tổ ở thấp hoặc trên cao như trên các vách đá, trên các thanh xà gồ bằng gỗ của hiên nhà.

Với loài ong khoái có hành vi làm tổ trên các vách đá cao, lại được chia ra thêm thành một loài mới với tên gọi là ong đá (Apis laboriosa).

Ong đá có kích thước lớn hơn ong khoái, cơ thể chúng có màu đen, kèm sọc trắng ở bụng, và bản tính rất hung dữ.

khác nhau giữa con ong khoái và con ong đá

Hình trên cho thấy sự khác nhau giữa con ong khoái và con ong đá

Đặc điểm đóng tổ của ong khoái thường làm tổ ở trên các cành cây to, chắc chắn, mặt hướng bắc hoặc hướng nam thường trống trải, mặt hướng tây rất kín đáo.

Cành cây có tổ ong khoái thường nghiêng một gốc khoảng từ 350 - 450, độ cao cách mặt đất thấp nhất là 1 m.

Tổ ong rừng

Với một phân họ khác của ong khoái là ong đá, lại không làm tổ trên cây mà có sở thích xây tổ trên các vách đá cao, một vách đá có thể có rất nhiều tổ ong đá.

Đặc điểm phân bố của hai giống ong có phần khác nhau rất nhiều, trong khi ong khoái thì phân bố hầu như khắp nơi tại Việt Nam.

Bạn có thể tìm được các tổ ong khoái rất nhiều ở các tỉnh miền nam Việt Nam, nơi các cánh rừng tràm bạt ngàn của U minh.

Nhưng với giống ong đá lại chỉ phân bố ở khu vực phía tây bắc Việt Nam, sâu trong các cánh rừng già là chủ yếu, và rất khó tìm thấy chúng ở các nơi khác.

Nhưng vì chúng củng thuộc họ ong mật, nên ong khoái và ong đá vẫn mang tập tính của ong mật, đó là thường làm tổ ở nơi có suối, sông, ao, hồ v.v.

Vì tổ ong đông quân, nên lượng ong bay tới các khe suối để uống nước rất nhiều, và rất dễ được phát hiện ra, do kích thước con ong lớn và bay khá chậm so với ong mật.

Biết được những thông tin về tập tính làm tổ của hai loài ong này, các thợ bắt ong rừng sẽ có hai chiến lược tìm tổ ong khác nhau.

Nếu muốn tìm bắt ong khoái, thì họ chỉ tìm trên các cành cây có kích thước lớn, ở nơi có những trảng lớn (thuật ngữ trong nghề ăn ong) và có thể tìm thấy được ở bất cứ đâu trên lãnh thổ Việt Nam.

Còn đối với loài ong đá, chỉ có thể được tìm thấy trên các vách đá ở vùng rừng tây bắc là nhiều, ở các nơi khác rất khó tìm và hầu như chúng không "tồn tại".

cách tìm ong khoái, các tổ ong đá làm trên vách núi trong rừng

Để tìm kiếm các đàn ong khoái và ong đá, những thợ "săn ong" thường "phục kích" ở các kheo suối vào buổi trưa, đợi những ong thợ đến uống nước. Lần theo hướng bay sẽ dễ dàng tìm ra tổ của chúng.

Bởi các tổ của ong khoái và ong đá rất to và rất đặc trưng, nên rất dễ dàng phát hiện nếu có các thông tin gợi ý như hướng có tổ ong, cách ong đóng tổ, nơi ong xây tổ và độ cao của tổ ong v.v.

Để tăng thêm cơ hội tìm ra các tổ ong khoái và ong đá, củng như để dễ dàng tìm kiếm các tổ ong này, các thợ ăn ong chuyên nghiệp thường dùng tới các dụng cụ hỗ trợ tìm kiếm như.

  • Ống dòm xa để nhòm theo hướng ong bay và nhòm trên các cành cây cao xung quanh.
  • Flycam để dễ dàng tìm các trảng lớn (bụi lớn).

Cách bắt ong không bị đốt

Bắt ong đá

Với loài ong đá rất hung dữ, và thường làm tổ trên các vách đá rất cao, nên việc bắt những tổ ong này cực kỳ nguy hiểm, và khuyên các bạn đừng vì một miếng mật ong mà đánh đổi với rủi ro.

Thông thường để bắt các tổ ong này, thợ săn ong mật sẽ dùng các cây sào nối lại với nhau, bên trên có gắn lưỡi hái (lưỡi cắt), từ dưới đất đưa lên vách đá để cắt các tổ ong trên cao.

Tốt nhất nên bắt ong đá vào buổi tối để tránh bị ong đốt, tuy là bắt ong buổi tối, nhưng củng đừng quên hun khói, và mang đồ bảo hộ chống ong đốt kèm đi ủng bảo hộ cao su vào nhé.

Hay một cách bắt ong đá khác mà những người bản địa thường làm, xem video bên dưới

Các hướng dẫn trên chỉ dùng cho cách bắt ong rừng ở những nơi cao và mức độ nguy hiểm rất cao, không khuyến khích mọi người làm theo.

Bắt ong khoái

Với giống ong khoái hiền lành và dễ dàng bắt được hơn, vì có những đàn ong khoái làm tổ rất thấp. Điều đặc biệt khi bắt các tổ ong khoái để không bị đốt, đó là sự bình tĩnh.

Khi đến gần các tổ ong khoái lớn, bạn càng sợ ong chít thì khả năng bạn bị ong chít là rất cao, với các tổ ong khoái lớn, một con ong đốt bạn sẽ kéo theo cả trăm con khác tấn công và bạn có thể sẽ vong mạng.

Dụng cụ lấy mật ong khoái gồm, một bộ đồ chống ong đốt, bình phun khói, đôi bao tay cao su, một đôi ủng cao su, kèm theo là dao cắt mật, xô, thau hoặc túi nilon để đựng mật ong khoái.

quần áo bắt ong

Hình ảnh quần áo bắt ong

Hãy sử dụng bình phun khói để có được lượng khói nhiều, đều, tránh gây cháy và không bị ong đốt khi bắt ong, thay vì làm các "bó khói" bằng lá cây rất dễ gây cháy rừng.

Cầm bình phun khói, vừa phun khói vừa tiến từ từ lại gần tổ ong, hun khói đều hết các mặt của tổ ong từ 3 - 4 lần, sau đó hay tiếp cận trực tiếp tổ ong bằng tay.

Bằng cách dùng tay (đã mang bao tay cao su) gạt nhẹ nhàng ong bám trên tổ xuống đất (không ngừng phun khói), đánh giá nơi chứa mật và vị trí cần cắt.

Tuyệt chiêu một tổ ong khoái có thể bắt được nhiều lần

Với các đàn ong khoái, phần lớn nhất là nơi chúng đẻ trứng và sinh sản, khu vực chứa mật chỉ nằm ở phía trên.

Nếu mục đích của bạn là chỉ lấy mật ong, thì bạn chỉ cần cắt 1/2 cục mật, còn 1/2 phần còn lại và tàng sáp nơi ong đẻ trứng và sinh sản, tuyệt đối đừng đụng tới.

Còn nếu bạn muốn lấy sáp ong, nhộng ong để ngâm rượu, thì tôi khuyên bạn củng chỉ nên cắt 1/2 tàng ong để ngâm rượu, còn 1/2 còn lại để trên cây cho ong tự làm lại tổ.

Cách bắt ong này là của các chuyên gia ăn ong ở vùng rừng núi U Minh, với loài ong gác kèo và ong khoái hoang dã là cách lấy mật ong không bị đốt.

cách bắt ong khoái, bắt ong rừng

Tại đây không thợ "ăn ong" nào cắt hết cả tổ ong, mà họ luôn để lại một phần cho ong tiếp tục ở lại làm tổ.

Với cách bắt như vậy, một tổ ong khoái bạn có thể lấy mật ong được từ 2 - 4 lần mà không bị chích.

Và cứ sau mỗi một tháng, bạn lại có thể tiếp tục thực hiện như trên, NÊN NHỚ, hãy để lại cho chúng một ít, đừng cắt hết và cưa luôn cành cây đó là hành vi của kẻ "thất phu".

Xem cách bắt ong rừng với tổ ong khoái khổng lồ bằng video bên dưới.

Bắt ong ruồi

Việt Nam có hai loại ong ruồi, đó là ong ruồi đỏ và ong ruồi đen, chúng xuất hiện ở tất cả các khu vực nước ta, từ rừng núi đến đồng bằng, từ nông thôn đến đô thị.

tổ ong ruồi và cách tìm tổ ong ruồi

Cách tìm tổ ong ruồi, đi bắt ong ruồi

Việc tìm thấy các tổ ong ruồi càng ngày càng khó hơn, bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên các cánh đồng và nông trại ngày càng nhiều.

Cùng với đó là đô thị hóa làm cho giống ong ruồi không còn nơi cư trú, đến mức phải làm tổ ở những nơi không "thích" của chúng, như trên các chậu cây cảnh bon sai, lang cang nhà v.v.

Hiểu được đặc tính sinh học của ong ruồi củng là cách để tìm được tổ ong ruồi, nhưng cơ hội để phát hiện được một tổ ong ruồi hiện nay là rất thấp, bởi quần thể của chúng còn rất ít.

Củng giống như ong khoái, ong ruồi củng có tập tính làm tổ lộ thiên, trên các cành cây.

Nhưng khác với ong khoái là các cành cây được ong ruồi chọn làm tổ thường nhỏ, và có thể tổ của chúng củng được làm trong bụi rậm.

Nghĩa là nơi ong ruồi làm tổ sẽ là ở cành nhỏ và thấp hơn tổ ong khoái rất nhiều, và các chậu cây cảnh nhà bạn ở khu vực đô thị rất có thể là nơi làm tổ lý tưởng của ong ruồi.

ong ruồi thường làm tổ ở đâu, bắt ong ruồi

Ong ruồi củng có tập tính xã hội của ong là "bài tiết và giải nhiệt" như tổ ong mật.

Nghĩa là vào những khoảng thời gian nóng trong ngày từ 10h - 15h hàng ngày, bạn sẽ thấy tổ ong ruồi bay lên rất đông và đảo nhiều vòng trước tổ của chúng.

Đây là hành vi đặc biệt của loài ong mật, sử dụng chúng để tìm kiếm một tổ ong ruồi ở xa bằng một ống nhòm xa, và ở một nơi cao có thể nhìn được toàn cảnh xung quanh.

Đây là cách tìm ong ruồi trong rừng hiệu quả mà ít phải đi lùng xụt từng bụi rậm, cành cây, rất dễ bị loài ong vàng đốt nếu gặp phải.

Tất nhiên là để xác định được ở gần khu vực đó có ong ruồi làm tổ hay không, củng như là mật độ tổ ong ruồi nhiều hay ít thì ta củng không quên đến những nơi có nguồn nước.

Bởi các loài ong trong rừng sẽ đến uống nước, dựa vào số lượng con ong ruồi đến uống nước trong một thời điểm nhiều hay ít, mà có thể biết được xung quanh có nhiều tổ ong ruồi hay ít.

Cách bắt ong ruồi không bị đốt

Với cách bắt ong ruồi hiện tại của những "thánh ong" đã vô tình đẩy giống ong ruồi vào bờ vực tuyệt chủng.

Nghĩa là khi phát hiện tổ ong ruồi, họ cầm 1 hay 2 điếu thuốc lá phì phào, mang theo cây kéo cắt cành hoặc cưa tay, tiếp cận thổi khói và cắt luôn cả cành cây đang có ong ruồi làm tổ.

Với cách bắt này sẽ làm cho đàn ong ruồi này chết sau 2 tháng, vì vòng đời của ong chỉ sống được 60 ngày, cắt cả tổ, ong không kịp xây lại để hồi phục thì "thọ mạng" của ong thợ đã tới.

Tôi biết có rất nhiều người, mặc dù chỉ cần phần mật của tổ ong ruồi, nhưng khi bắt họ lại cắt nguyên cả cành cây nơi ong làm tổ, thật là tàn nhẫn và "tàn sát" thiên nhiên hoang dã.

cách bắt ong ruồi, cách bắt ong ruồi về nuôi

TÔI HY VỌNG rằng, sau khi đọc xong bài này, mọi người sẽ có cách lấy mật ong ruồi văn minh hơn, để bảo tồn, và giữ lại loài ong mật giá trị này.

Để lấy mật ong của tổ ong ruồi mà không làm hại nhiều đến tình trạng tổ ong, hãy học cách bắt ong gác kèo của những người dân ở vùng rừng U minh như đoạn trên tôi đã chia sẻ.

Nghĩa là chúng ta chỉ cắt một nữa phần mật và một nữa phần bánh tổ, nữa còn lại hãy để cho ong ruồi tiếp tục ở lại làm tổ, và duy trì nòi giống của chúng.

Nếu tổ ong ruồi quá nhỏ, bạn hãy dùng một cái chén và cây muỗng, lấy muỗng cạo hết phần mật của tổ ong, chỉ để lại phần mật bên dưới dánh cây và phần sáp nơi ong sinh sản.

Đừng lấy hết tất cả của chúng, hãy chừa lại cho tổ ong của bạn một con đường sống, và biết đâu lần chia tách đàn sắp tới, chúng lại chọn nhà bạn làm nơi ở kế tiếp của chúng.

Vì ông bà ta thường nói "đất lành thì chim đậu, đất không lành, đất nhậu luôn chim".

Nếu tổ ong ruồi làm ở nơi bắt buộc bạn phải đuổi chúng đi, thì củng đừng vội "ngâm rượu" cả tổ ong, vẫn còn có cách xử lý "nhân đạo" hơn mà @@.

Hãy cắt cành có tổ ong nhẹ nhàng mang đi nơi khác, cột chúng lên cây hoặc một nơi nào đó thích hợp, chúng sẽ phát triển tiếp tại nơi ở mới, và cho bạn những giọt mật ngon lành.

Bạn đừng sợ bắt như vậy ong ruồi sẽ đốt bạn, hãy yên tâm, vì khi có khói ong ruồi trở nên rất hiền lành và không đốt người.

Nhưng hãy nhớ, mọi thao tác cứ bĩnh tỉnh, chậm rãi và thật nhẹ nhàng, đó là cách bắt ong ruồi không bị đốt.

Với cách lấy mật tổ ong ruồi như Ong dú JiChi hướng dẫn, với một tổ ong ruồi trong nhà của bạn, bạn sẽ có thể lấy mật được từ 2 - 4 lần mà ong không bỏ tổ đi.

cách nuôi ong ruồi, cột tổ ong ruồi lên lại cành cây

Ngược lại, bạn còn giúp tổ ong nhà bạn nhân giống ra để đi khắp mọi nơi, và biết đâu một trong số chúng có thể sẽ bay đến nhà con, nhà cháu, nhà dòng họ các bạn để làm tổ.

Và bạn lại được thưởng thức mật ong ruồi thơm ngon từ tổ "con cháu" của chúng.

Và một khẩu quyết cần nhớ khi bắt bất kỳ loài ong nào, đó là "muốn lấy mật ong, đừng phá tổ ong".

Cách bắt ong chúa

Ong chúa là "linh hồn" của cả tổ ong, ong chúa có nhiệm vụ chính là sinh sản, điều hành và kiểm soát tất cả các hoạt động trong đàn ong.

Nếu một đàn ong không có ong chúa, đàn ong này có khả năng chết cả tổ rất cao.

Vì vậy, trong cách bắt ong chúa bạn cần phải biết kỹ thuật nuôi và nhốt ong chúa thế nào để nuôi được ong chúa không chết, và tổ ong phát triển mạnh.

Ong khoái có ong chúa không?

Ong khoái củng có ong chúa như các giống ong mật khác, nhưng rất nhiều người lại không tìm được ong chúa của ong khoái.

Và củng không có hình ảnh nào lưu lại khoảng khắc chụp được ong chúa của ong khoái. Nhưng kinh nghiệm bắt ong rừng của tôi đã từng nhiều lần bắt gặp ong khoái chúa.

cách nuôi ong khoái, ong chúa của ong khoái và ong đá

Kích thước của ong chúa ong khoái chỉ "nhỉnh hơn" ong thợ một tí, và có màu sắc khá giống với ong thợ, chính vì vậy mà các thợ "ăn ong" ít ai phát hiện và bắt được.

Cách nhận biết ong chúa, đừng nhầm lẫn với ong đực trong tổ ong

Với ong ruồi thì việc nhận biết ong chúa dễ dàng hơn, bởi kích thước và màu sắc của ong ruồi chúa khác rõ ràng so với ong ruồi thợ và ong ruồi đực.

cách bắt ong ruồi chúa, ong chúa của ong ruồi

hình ong chúa ong ruồi

Đặc biệt với màu sắc tươi sáng, vàng hoặc vàng cam, ong chúa ong ruồi rất nổi bật trong tổ ong của mình, và rất dễ dàng nhận ra nếu để ý quan sát tổ ong.

Cách bắt ong ruồi chúa

Như trong bài trước Cách bắt ong chúa & bắt ong mật về nuôi GIỎI HƠN "vua ong" đã chia sẻ cách bắt ong chúa như thế nào mới đúng, nay tôi xin tóm tắt cách bắt ong ruồi chúa như sau.

  • Khi bắt ong chúa, cách bắt đúng nhất là cầm một bên cánh hoặc cả hai bên cánh của ong chúa.
  • Không được cầm ong chúa ở những phần khác, như đầu, bụng, chân, sẽ làm chết hoặc tổn thương ong chúa.
  • Không được dùng chỉ, tóc v.v để cột ong chúa, vì làm như vậy chắc chắn ong ruồi chúa sẽ bị chết.

Để nhốt ong chúa của ong ruồi, bạn hãy dùng lồng nhốt chúa, các kiểu lồng nhốt chúa có thể mua hoặc tự làm bên dưới bằng dây kẽm, bạn có thể tham khảo hình bên dưới.

cách nhốt ong chúa bằng lồng nhốt chúa lò xo

Hình ảnh lồng nhốt chúa bằng dây kẽm.

Cách nuôi ong chúa

Khi nhốt ong chúa trong lồng nhốt chúa, bạn có thể nuôi ong chúa để không bị chết.

Bằng cách dùng một miếng bông gòn y tết nhúng vào mật ong, rồi nhét vào lồng nhốt để ong chúa có thức ăn trong thời gian bị nhốt, và hạn chế tình trạng ong chúa chết khi nhốt.

Kỹ thuật nuôi ong chúa tốt nhất là đặt lồng nhốt chúa có ong chúa kèm thức ăn vào chính giữa đàn ong, để ong thợ trong tổ có thể chăm sóc ong mật chúa trong thời gian bị nhốt.

Nhốt ong chúa bao lâu

Với các tổ ong ruồi hoặc ong khoái mới bắt, bạn muốn giữ đàn ong ở lại làm tổ, thì bạn phải tuân thủ hai nguyên tắc sau.

  • Không được cắt hết phần sáp nơi có ấu trùng, nhộng và trứng ong, hãy để lại cho chúng một ít.
  • Ong chúa bắt được, nhốt vào lồng nhốt chúa, sau một ngày thì thả ra, không được nhốt lâu quá, sẽ gây chết chúa.

Nếu đã lỡ cắt phần sáp nơi có ấu trùng và nhộng ong ra rồi, thì hãy tìm một cành cây tươi hoặc khúc tre v.v.

Cột phần sáp này lên khúc cây lại và dùng dây thép cột khúc tre này lên một vị trí mới gần tổ ong cũ.

Ong chúa không đẻ thì phải làm sao?

Nếu sau khi thả ong chúa ra, qua 2 - 3 ngày mà vẫn không thấy ong chúa đẻ trứng.

Bạn hãy lập tức bắt nhốt ong chúa lại vào lồng nhốt chúa thêm 1 - 2 ngày nữa, vì nếu ong chúa không đẻ là dấu hiệu đàn ong chuẩn bị bỏ tô đi (bốc bay).

Hãy thực hiện các biện pháp kích thích ong chúa đẻ trong bài viết tại đây như của ong mật, xem có thể giúp ích cho bạn được gì hay không.

Một lần nữa tôi xin nhấn mạnh rằng

Ong ruồi MÃI MÃI KHÔNG BAO GIỜ có thể nuôi được lâu dài, SỚM MUỘN GÌ chúng củng BỎ TỔ ĐI cho dù bạn có là CHUYÊN GIA hay giáo sư nghiên cứu về ong củng vậy.

Vì đó là đặc điểm sinh học của loài ong, cách như trên tôi hướng dẫn chỉ là giữ chân tạm thời để có thể "tranh thủ" và lấy mật ong, chứ không phải là đã nuôi được ong ruồi.

Đừng tin vào những video bạn thấy trên youtube, bạn hãy đến thực tế mà xem họ đã làm được những gì rồi.

Một bằng chứng cụ thể là cả thế giới chưa có một trại nuôi ong ruồi nào cả.

Cho nên, suy nghĩ về việc thuần hóa và tìm ra cách nuôi ong ruồi là một suy nghĩ viễn vong, nếu bạn có thời gian, và muốn làm điều phi thường thì bạn cứ thử sức.

lợi ích của nuôi ong ruồi và nuôi ong dú

Trân trọng!

-------- Ⓙ Ⓘ Ⓒ Ⓗ Ⓘ --------

Các bài liên quan khác

>>>  Xem cách huấn luyện ong thụ phấn cho hoa.

>>>  Xem cái bài đánh giá về đồ nghề nuôi ong, tại đây.

>>>  Xem tất cả các bài viết về kỹ thuật nuôi ong mật.

Chia sẻ bài viết:
Tags: bat ong khoai bat ong ruoi ong khoai ong ruoi
Viết bình luận của bạn:

Giỏ hàng