Banner header Meliponini JiChi Viet Nam
Ong dú - Stingless bee

Thùng Ong Ý Cấu Tạo Chi Tiết Thùng Ong Bằng HÌNH ẢNH

 Nguyễn Hữu Trực   |    Ngày 17/01/2019

Ong ngoại là giống ong đang được nuôi nhiều nhất tại Việt Nam vì chúng mang lại cho người nuôi năng suất mật cao và độ thuần chủng tốt. Nhưng để nuôi được ong ngoại phát triển tốt chúng ta cần phải có một thùng nuôi ong đạt tiêu chuẩn để giúp đàn ong ý phát huy hết khả năng của nó.

Trong bài viết này Ong dú JiChi sẻ chia sẻ về cách làm ra một thùng nuôi ong ngoại đạt tiêu chuẩn nhất bằng hình ảnh mà ai củng có thể làm được tại nhà.

Hình Ảnh Thùng Ong Ngoại Tiêu Chuẩn Ra Sao?

Củng như cách làm thùng nuôi ong nội trong bài trước, thì thùng nuôi ong ý củng phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo rằng, thùng ong vừa giúp ong phát triển tốt mà phải thuận tiện cho người nuôi ong trong công việc kiểm tra sức khỏe của tổ ong và khai thác mật ong, phấn hoa và sữa ong chúa. 

Mẫu thùng ong ý tiêu chuẩn và giá thùng nuôi ong ngoại

Hình 1. Mẫu thùng nuôi ong ngoại tiêu chuẩn

Để biết yêu cầu kỹ thuật cho một thùng nuôi ong tiêu chuẩn, bạn có thể tham khảo tại đây . 

Một thùng ong ý tiêu chuẩn thì kích thước phải chứa được 10 cầu ong ngoại. Với kích thước cầu ong ngoại như thế nào, các bạn có thể xem tại đây

Vì số lượng cầu ong của giống ong ngoại nhiều gấp đôi so với giống ong nội, và vì đặc điểm nuôi ong di cư của loài ong ý này, nên gỗ đóng thùng ong ngoại phải đặc biệt được quan tâm về độ bền với thời tiết nắng mưa thất thường và phải nhẹ và ít vênh nứt vì di chuyển thường xuyên và đi xa, đây là điều khi làm thùng nuôi ong ngoại thì cần quan tâm nhất.(1) (2) (3)

Kích Thước Thùng Nuôi Ong Ý Và Các Bộ Phận Của Thùng Ong

Thùng ong ý được chia làm 3 phần: Phần nắp thùng, phần thân thùng, và phần đáy thùng.

1. Nắp Thùng. Trong phần nắp thùng có thân nắp, mái che hay còn gọi là tấm trên của nắp.

2. Thân thùng. Thân thùng gồm có. Đai nắp, 4 mặt thành của thùng ong, 2 cửa sổ, 1 cửa cho ong ra vào, và là bộ phận chủ yếu chứa khung cầu ong ngoại.

3. Đáy thùng. Ở đây JiChi muốn dành riêng ra để chia sẻ về cách làm đáy thùng để khắc phục được tình trạng vênh của gỗ khi gặp thời tiết bất thường, đây củng là kinh nghiệm đóng thùng nuôi ong của những người nuôi ong lão làng chia sẻ lại, và chúng tôi may mắn học được.

Và chi tiết các phần cụ thể như sau

Cấu Tạo Nắp Thùng Ong Ngoại

Nắp thùng sau khi đóng xong có hình dáng như sau

Hướng dẫn làm thùng nuôi ong ý bằng hình ảnh với nắp thùng ong

Hình 2. Hình ảnh nắp thùng nuôi ong ngoại

1. Yêu cầu kỹ thuật của nắp thùng nuôi ong

a. Hạn chế tối ta được nắng và mưa. Nắp thùng là nơi che trắng mưa và nắng, vì thế gỗ đóng nắp phải dày hơn các phần khác, đặc biệt làm tấm trên cùng.(1) (2) (3)

b. Gỗ nhẹ. Gỗ nhẹ để dễ tháo mở và di chuyển trong quá trình kiểm tra ong cần mở ra vô thường xuyên, ong ngoại và đặc biệt là ong ý việc này thường xuyên diễn ra.(1) (2) (3)

c. Khoảng cách và độ rộng tối thiểu. Bên trong nắp phải cách mặt khung cầu ít nhất 5cm để chứa máng nhựa cho ong ăn ở trên khung cầu, và mỗi bên phải rộng ra 0.3cm đến 0.5cm để khi đóng lại không bị kẹt chết ong.(1) (2) (3)

Để đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật như trên, thì kích thước chi tiết của các mãnh gỗ ghép lại và độ dày của gỗ cụ thể như sau

2. Kích thước nắp thùng ong ngoại

Cách đóng thùng nuôi ong ý bằng hình ảnh

Hình 3. Chi tiết kích thước nắp thùng nuôi ong mật ngoại

Các bạn cứ theo kích thước này mà cắt các gỗ, thì bạn sẻ có được một nắp thùng ong ngoại đáp ứng được yêu cầu về Khoảng cách và độ rộng tối thiểu, còn để nắp thùng nhẹ thì chúng ta nên làm gỗ dày 1.5cm để cho nắp nhẹ dễ tháo ra, Riêng tấm trên cùng bắt buộc gỗ phải dày 2cm để chóng nắng và mưa tốt hơn.(1) (2) (3)

Chi Tiết Thân Thùng Nuôi Ong Ý

Thân thùng ong ngoại là nơi chứa các cầu ong và là bộ phận chính của thùng ong. Chính vì vậy mà thân thùng ong phải đáp ứng được các tiêu chí sau

1. Yêu cầu thân thùng nuôi ong ý

a. Chứa được 10 cầu. Thân thùng phải có độ rộng tối thiểu để chứa được 10 cầu ong ý theo đặc điểm sinh học của loài ong này.(1) (2) (3)

b. Kín đáo và chắc chắn. Thân thùng phải kín đáo, vì đây là nơi ở chủ yếu của các bánh tổ ong, nếu các mãnh gỗ ghép lại với nhau không kín, thì gió, nắng và sâu bệnh xâm nhập tấn công đàn ong, làm giảm sản lượng sản phẩm thu được từ tổ ong.(1) (2) (3)

c. Đơn giản và nhẹ nhất có thể. Thân thùng nên thiết kế làm sao "đơn giản chừng nào tốt chừng đó", và nhẹ nhất có thể, vì ong ý thường xuyên di chuyển và bóc vác thêm vào đó là 10 cầu ong ngoại với kích thước lớn hơn ong nội rất nhiều làm cho thùng ong rất nặng, nên vì thế cái nào không cần thiết thì bỏ bớt đi để cho thùng ong nhẹ nhất có thể, đừng làm "màu quá" vào thùng ong để đến khi bóc vác thùng ong đi nơi khác rồi mới thấy cảnh ^^.(1) (2) (3)

d. Thoáng khí dễ dàng. Vì đặc điểm di chuyển thường xuyên và xa, và ong ý rất đông nên cần phải thông gió và thoáng khí nhiều hơn ong nội rất nhiều.(1) (2) (3)

Sau đây là kích thước và mẫu đề xuất thân thùng ong được dùng phổ biến và chuẩn nhất hiện nay để mọi người có thể theo đây mà làm.(1) (2) (3)

2. Cấu tạo thân thùng ong ngoại

a. Kích thước gỗ đóng thân thùng

Cấu tạo thùng ong mật ngoại và cách làm thân thùng nuôi ong ý

Hình 4. Kích thước thân thùng ong ngoại

b. Cấu tạo cửa sổ thông gió cho thùng ong ý

Phương pháp làm thùng nuôi ong ý

Hình 5. Chi tiết Cửa sổ thông cho thùng ong ngoại

Chú ý là với thùng ong ngoại, thì nên làm 2 cửa sổ thông gió có kích thước giống như Hình 5 ở cả mặt trước và mặt sau của thùng nuôi ong ngoại.

c. Cửa ra vào của thùng ong

Thùng ong ý mini và kích thước cửa ra vào

Hình 6. Kích thước cửa ra vào của thùng nuôi ong ý

d. Đai nắp thùng ong

Cách làm thùng nuôi ong ngoại và kích thước thân thùng ong

Hình 7. Cấu tạo của đai thùng nuôi ong ngoại

e. Gờ gác khung cầu bên trong thùng nuôi ong

Kỹ thuật đóng thùng nuôi ong ngoại châu âu làm gờ gác khung cầu ong

Hình 8. Gờ gác khung cầu bên trong thùng nuôi ong ý

Khi các bạn làm đúng với kích thước và độ dày của gỗ trong mỗi hình mà chúng tôi đưa ra, thì bạn đã có được một thân thùng nuôi ong ngoại đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật có nó rồi đấy, và bây giờ chúng ta tiếp tục đóng phần cuối cùng cho thùng ong là phần đáy thùng.

Cách Đóng Đáy Thùng Ong

Đáy thùng ong chúng ta có 3 mẹo nhỏ để giúp chúng ta hạn chế phần nào sự giản nở của gỗ và tăng độ bền cho thùng nuôi ong ngoại.

1. Chi tiết và Kích thước đáy thùng ong ý

Đáy thùng nuôi ong thông minh dùng để nuôi ong ý

Hình 9. Kích thước đáy thùng nuôi ong ý

2. Đế đáy thùng chống nước và mối

Để hạn chế đáy thùng tiếp xúc trực tiếp với đất và nước thì dưới đáy thùng ong nên đóng 2 thanh gỗ dọc dày 2cm làm đế thùng ong, nó sẻ giúp thùng ong bền hơn và chắc chắn hơn.

Bán thùng nuôi ong ý ở Tphcm

Hình 10. Đế gỗ được đóng dọc dưới đáy thùng ong giúp thùng ong bền và chắc chắn hơn

3. Đáy thùng ong ghép gỗ và đóng đinh xéo chống vênh và tăng độ bền

Để đáp ứng tình trạng nay đây mai đó mà người trong nghề gọi là Nuôi ong di cư của những người nuôi ong ý, mỗi nơi thời tiết lại khác nhau, củng vì thế mà gỗ sẻ co lại và nở ra thường xuyên hơn so với các thùng ong nội được nuôi cố định. Nên những người nuôi ong ý truyền tai nhau một "bí kiếp" đóng đáy thùng bằng các mãnh gỗ ghép lại và các cây đinh được đóng xéo qua lại với nhau nhằm hạn chế tối đa bung đinh, vênh thùng, hở đáy... nhằm tăng độ bền và tiết kiệm chi phí cho người nuôi ong di cư.

Làm đáy thùng ong kế để nuôi ong mật giống ý

Hình 11. Đáy thùng được đóng đinh xéo và ghép các mãnh gỗ lại với nhau

Sau khi chúng ta hoàn thành tất cả các bước trên, chúng ta sẻ có được một thùng ong hoàn thiện và đúng tiêu chuẩn dùng để nuôi ong ý hay các giống ong mật ngoại, ong mật châu âu khác rồi.

Nếu việc cưa, cắt gỗ với bạn là khó khăn, hay bạn không thể tìm được gỗ dày 1.5cm hoặc 2cm và củng chưa hình dung được cách làm thùng nuôi ong ý thế nào thì bạn có thể tìm mua các thùng nuôi ong này ở các cửa hàng bán vật tư ngành ong hay từ các công ty chuyên làm thùng ong này. Hiện tại các dụng cụ nuôi ong và thùng ong được các bạn bán khá nhiều và rất dễ mua, không như hồi cách đây hơn chục năm chúng tôi nuôi ong các vật tư ngành ong này còn rất hạn chế và thiếu thốn.

Vật tư nuôi ong và thùng nuôi ong mật châu âu

Hình 12. Các thùng ong ý được đặt trong trại ong dưới vườn cao su để thu mật lá từ cây cao su

Trong các bài tới, JiChi sẻ viết nhiều hơn về các dụng cụ dùng để nuôi ong mật, để người đọc có cơ sở và tài liệu tham khảo khi cần thiết củng như là khi quyết định đầu tư cho mình một vài thùng ong nuôi chơi đúng bài bản, kỹ thuật và đẹp mắt.

Bằng những kinh nghiệm thực tiễn kết hợp với các tư liệu tham khảo của các kỹ sư, tiến sỹ ngành ong và cùng với những bạn đồng nghiệp trong nghề nuôi ong, chúng tôi mong muốn mang đến cho người đọc một trang thông tin về con ong đầy đủ nhất và chia sẻ hết những bí kiếp trong nghề nuôi ong lấy mật tới người đọc, chúng tôi không giấu hay "ém hàng" bất cứ thứ gì để riêng cho chúng tôi cả.

––––••––––

Các Bài Viết Về Ong Mà Bạn Nên Đọc Một Lần Trong Đời

––––••––––

Nguồn Tài Liệu Tham Khảo

(1) Tài liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau

(2) Kinh nghiệm thực chiến của các trại nuôi ong tại Việt Nam chia sẻ

(3) Số liệu kích thước thùng ong được tổng hợp từ kích thước thùng nuôi ong ý phổ biến tại các trại nuôi ong lớn Việt Nam

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị, bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ thông tin với chúng tôi để giúp Ong dú JiChi hoàn thành tài liệu này một cách hoàn chỉnh nhất. Trong quá trình ghi lại không thể tránh khỏi những thiếu xót nhất định, mong được sự góp ý, và xây dựng từ phía người đọc.

Mọi người có thể bình luận trực tiếp bên dưới để cùng nhau học hỏi và để người đọc khác có thể xem được và mang tính chia sẻ công khai vì mục tiêu cộng đồng.

Ong dú JiChi Trân Trọng Cảm ơn!

 

Chia sẻ bài viết:
Tags: bees box cach lam thung nuoi ong thung nuoi ong y thung ong ngoai
Viết bình luận của bạn:

Giỏ hàng