Một trong những dụng cụ nuôi ong cần thiết nhất mà bất cứ thùng ong nào củng không thể thiếu đó là khung cầu ong. Khung Cầu ong giúp cho tổ ong phát triển nhanh nhất có thể, giúp người nuôi ong thu mật ong dễ dàng hơn và hạn chế tối đa vỡ bánh tổ ong và bị ong đốt...
Cầu Ong Là Gì Và Hình Ảnh Khung Cầu Nuôi Ong Ra Sao?
Cầu ong ngoài việc là nơi để ong xây bánh tổ của ong lên trên đó mà cầu ong còn giúp cho người nuôi dễ dàng kiểm tra, chia tách đàn ong, gộp đàn khi thời tiết khắc nghiệt và ong yếu, quay mật...Cầu ong có nhiều ứng dụng và lợi ích như vậy, vậy thì hình ảnh cấu tạo của một cầu ong là như thế nào, mời các bạn xem hình ảnh bên dưới về khung cầu nuôi ong tiêu chuẩn.
Hình 1. Các khung cầu ong được ong xây bánh tổ hoàn chỉnh trong một thùng nuôi ong
Cầu nuôi ong hiện có 2 loại là cầu ong ý và cầu ong nội. Với 2 kích thước khác nhau dùng để nuôi 2 giống ong khác nhau nhằm phù hợp với từng đặc điểm sống của từng loài ong mật. Cầu ong còn là nền tảng cơ bản làm nên kích thước của thùng nuôi ong.
Trong bài này Ong dú JiChi sẻ hướng dẫn các bạn làm thế nào để làm được 1 khung cầu nuôi ong tiêu chuẩn mà nhiều người dùng nhất, phù hợp với đặc điểm sinh học của từng loài ong, với 2 loại cầu ong tiêu chuẩn là cầu ong ý và cầu ong nội.
Khung Cầu Nuôi Ong Mật Nội
Hồi xa xưa, với giống ong nội, ông bà ta thường nuôi chúng trong các đõ ong là chủ yếu, nhưng với sự phát triển ngày càng mạnh của nghề nuôi ong lấy mật của nước láng giềng là Trung Quốc, và sự ảnh hưởng của văn hóa cùng với sự truyền thừa cái hay cái đẹp thì thùng nuôi ong nội cải tiến đã được du nhập vào Việt Nam với tên gọi khởi đầu của buổi ban sơ là "Thùng ong Tùng Hóa".
Với kiểu thùng nuôi ong tùng hóa được cải tiến lại từ mẫu thùng ong nội của Trung Quốc và áp dụng tại Việt Nam cho kết quả nuôi ong và năng suất tốt đến không ngờ, và bắt đầu từ đó mẫu thùng ong này được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn và cho đến bây giờ có thể nói thùng ong tùng hóa của trung quốc xưa kia chẳng còn gì xa lại đối với người nuôi ong nội, từ người nuôi ong chuyên nghiệp cho đến người mới học nuôi ong đều biết về mẫu thùng tùng hóa này.(1) (2) (3) (4) (5)
Hình 2. Mẫu thùng nuôi ong tùng hóa được cải tiến từ mẫu thùng ong Trung Quốc
Và chúng tôi đã có một bài viết rất chi tiết bằng hình ảnh về cách làm củng như là chi tiết kích thước của thùng nuôi ong tùng hóa theo kích thước chuẩn nhất hiện nay, các bạn có thể xem thêm tại đây.
Hình Ảnh Cầu Ong Nội Tiêu Chuẩn
Trước tiên chúng ta cần phải có một vài hình dung về khung cầu ong nội nó trông như thế nào, và được đặt ở đâu trong thùng nuôi ong từ đó mới hiểu được và làm những cầu ong này được dễ dàng hơn.
Hình 3. Các khung cầu ong nội được đặt trong thùng ong.
Vậy là chúng ta đã biết được thế nào là khung cầu nuôi ong và hình ảnh của chúng ra sao rồi, bây giờ các bạn hãy chuẩn gỗ và nẹp gỗ, đinh, búa, cưa... để cùng đóng một khung cầu ong nội tiêu chuẩn nào!
Kích Thước Khung Cầu Nuôi Ong Nội Chuẩn
Hình dưới mô tả chi tiết cấu tạo và cách làm cầu ong nội củng như là kích thước chuẩn nhất của cầu ong, kích thước này được chúng tôi lấy từ các tài liệu, giáo trình hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong nội của các tác giả nổi tiếng và có uy tín của nghề ong Việt Nam chia sẻ lại cho người đọc và củng nhằm làm tư liệu khi cần thiết để làm 1 thùng nuôi ong nội tiêu chuẩn. (1) (2) (3) (4) (5)
Hình 4. Kích thước khung cầu nuôi ong nội tiêu chuẩn phổ biến nhất hiện nay
Khi đóng các cầu ong nội sẻ có phần hơi khác so với cầu ong ngoại không chỉ là về kích thước mà còn là về cấu tạo, đặc biệt là 2 thanh bên có chiều dày to ở trên và nhỏ về phía dưới nhằm để tránh tình trạng kẹt chết ong khi đưa khung cầu vào thùng nuôi.
Với cầu ong nội vì kích thước nhỏ nên người nuôi ong chỉ cần khoan 3 lỗ trên hai thanh bên thay vì 4 lỗ như ở cầu ong ý. Các lỗ khoang này có đường kính 3ly nhằm mục đích có thể luồng dây thép qua để căng cầu ong và giữa bánh tổ ong chắc chắn không bị vỡ khi đưa vào thùng quay mật.
Hình 5. Các góc chụp của một khung cầu ong nội và cầu ong đã đực gắn tầng nền
Chức Năng Của Khung Cầu Ong Tiêu Chuẩn
Khung cầu ong nội có rất nhiều chức năng, vì chúng là một thiết bị nuôi ong cơ bản và không thể thiếu của bất kỳ người nuôi ong nào. Nhưng ứng dụng chính của khung cầu ong nội vẫn là nơi để ong xây bánh tổ của mình.(3) (4) (5)
Với khung cầu đúng kích thước tiêu chuẩn sẻ là một trong các điều kiện giúp ong xây bánh tổ nhanh nhất có thể, giúp tiết kiệm được sức và thức ăn trong tổ, có một bánh sáp đẹp vuông vức, giúp cho những đàn ong nội vốn ít quân sẻ giữ được nhiệt độ cần thiết giữa hai khung cầu nếu làm đúng kích thước ở trên và đặt đúng vị trí.(3) (4) (5)
Vì có 3 cộng dây thép căng ngang nên nâng đỡ bánh tổ rất chắc chắn khi quay mật trong thùng quay mật ong, không cho bánh tổ bị vỡ và rơi ra khỏi xà trên của khung cầu.(3) (4) (5)
Hình 6. Cầu ong và tầng chân được xây hoàn chỉnh
Nó củng giúp cho người nuôi ong thuận tiện khi kiểm tra, nhấc các cầu ong lên, và không bị vỡ bánh tổ.
Với các đõ nuôi ong truyền thống, ong xây bánh tổ trên thành đõ, và không thể nào kiểm tra được tình hình chúa đẻ thế nào, và ấu trùng, nhộng ong ra sao. Thì cầu ong cải tiến này lại khắc phục được tất cả những nhược điểm ấy. Giúp người nuôi dễ dàng quan sát quân, ong chúa, trứng, nhộng và ấu trùng ong để có thể phát hiện bệnh hay bốc bay và kịp thời xử lý nếu cần thiết.(3) (4) (5)
Cầu Ong Ý Tiêu Chuẩn Hay Khung Cầu Ong Ngoại
Hình 7. Khung cầu ong ngoại tiêu chuẩn đã gắn tầng nền và được căng dây thép từ 2 phía trên và dưới
Ong ý hay còn gọi là ong ngoại nói chung, bao gồm cả các giống ong mật châu âu, châu phi, ong ý và Trung Quốc được nhập ong chúa hoặc nguyên đàn mang về Việt Nam và lấy giống. Tât cả các giống ong này đều được nuôi chung một khung cầu ong có cùng một kích thước chuẩn để tiện cho việc trao đổi và giao lưu, lai tạo giữa các giống ong của các trại ong và người nuôi ong với nhau.(3) (4) (5)
Nếu bạn chưa biết thùng ong ý hay cách làm thùng ong ý thế nào, hãy xem kích thước và cách làm thùng nuôi ong ý rất chi tiết bằng hình ảnh tại đây
Vậy kích thước khung cầu ong ngoại chuẩn là bao nhiêu và nó có gì khác so với cầu ong nội?
Cấu Tạo Khung Cầu Nuôi Ong Ngoại Tiêu Chuẩn
Hình 8. Chi tiết cấu tạo khung cầu nuôi ong ngoại(3) (4) (5)
Hình trên mô tả rất chi tiết và kích thước của một khung cầu nuôi ong ngoại và các mặt của chúng để chúng ta có thể nhìn rõ ràng mà từ đó làm theo cho đúng với yêu cầu kỹ thuật của nó.
Chúng ta thấy ở 2 thanh xà trên 48.5cm và xà dưới 41cm ở giữa đều có 1 rãnh nhỏ, tác dụng của nó dùng để gắn chân tầng ong ngoại vào đó và giữ chúng lại ở đầu trên và đầu dưới và ép nó vào chính giữa của khung cầu. Nếu chúng ta không có máy móc để làm 2 rãnh này, thì không cần thiết phải làm chúng mà khi gắn chân tầng vào chúng ta chỉ cần canh vào giữa là được. 2 rãnh này chỉ có tác dụng vậy thôi, chứ không có gì hết và củng không cần thiết phải có lắm.(3) (4) (5)
Hình 9. Chi tiết 2 thanh bên của khung cầu ong ngoại
Củng gần giống như vậy với 2 thanh ngang ở khung cầu ong ý củng hơi khác so với ong nội, là to ở trên và nhỏ ở dưới, nếu chúng ta không có máy móc hoặc không thể làm được như vậy thì củng không cần thiết lắm. Vì mục đích chính của cấu tạo này giúp chúng ta canh khoảng cách đều giữa các cầu ong tránh kẹt chết ong thôi. Người nuôi ong có thể đóng bằng gỗ thẳng và dùng nẹp khung cầu bằng nhựa đóng vào để giả lập lại cấu tạo như trên và đa số các trại ong ở Việt Nam đều làm như vậy.(3) (4) (5)
Vì kích thước của khung cầu ong ý lớn hơn so với ong nội, nên việc giữ cố định và chắc chắn sáp ong trên khung cầu là vấn đề cần quan tâm, nên chính vì vậy mà cầu ong ý có tới 4 lỗ để căng dây thép căng khung cầu thay vì 3 lỗ dây thép căng cầu như ở ong nội.(3) (4) (5)
Ứng Dụng Của Cầu Ong Ngoại Chuẩn
Kể từ khi phát minh ra thùng nuôi ong cải tiến di động cùng với khung cầu ong thì cầu ong là một phần gắn liền với thùng nuôi ong rồi. Và cầu ong ra đời nhắm các mục đích và chức năng sau.(3) (4) (5)
1. Dễ dàng kiểm tra đàn ong
Khi các bánh tổ ong được gắn trên các khung cầu có thể tháo ra và để lại được, thì việc kiểm tra đàn ong, sức khỏe đẻ trứng của ong chúa, lượng ong thợ non, trứng ong và ấu trùng ong...trong một tổ ong trở nên đơn giản hơn rất nhiều khi người nuôi trong đõ ong nằm đứng hay nằm ngang.
2. Lấy mật mà không ảnh hưởng tới tổ ong
Với việc phát minh ra cầu ong di động kèm theo đó là sự ra đời của thùng quay mật ong ly tâm đã làm cho nghề nuôi ong lấy mật phát triển mạnh cực kỳ vì tổ ong được trích xuất mật ra mà không bị ảnh hưởng gì nặng nề đến bánh tổ và có thể để cầu ong nguyên vẹn trở lại thùng nuôi và ong tiếp tục làm mật trở lại.
3. Hạn chế ong chít và đốt người nuôi
một ngày đẹp trời bạn muốn xem đàn ong của mình ra sao, bạn mở tổ ra, và các bánh tổ dính với nhau, vô tình bạn làm rách, vỡ, nát chúng, và đè kẹt chết ong, đàn ong trở nên hung dữ với bạn và bạn chẳng thể nào tiếp cận lại tổ ong này trong ngày nữa. Thì khung cầu ong ra đời với mục địch nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng, kẹt, đè chết ong, làm nát bánh tổ, sáp ong dính lại với nhau.
Hình 10. Các cầu ong được đặt ngăn nắp và có thứ tự trong một thùng nuôi ong giúp dễ dàng kiểm tra và quan sát
4. Giúp tổ ong phát triển tốt nhất
Việc xây một bánh tổ hoàn chỉnh và đúng yêu cầu kỹ thuật là rất khó đối với những con ong thợ, chúng phải cần rất nhiều sức lao động và thức ăn để có thể hoàn thành công việc này, nhưng với một khung cầu tiêu chuẩn đã gắn sẵn tầng nền sẻ giúp cho ong thợ xây tổ rất nhanh và lại đúng với yêu cầu của người nuôi mà còn mang lại thẩm mỹ.
5. Thuận tiện trao đổi và giao lưu
Với các giống ong ngoại có rất nhiều giống như ong ý, ong mật châu âu, ong mật châu phi... Việc đồng nhất tất cả các kích thước bánh tổ của chúng vào một khung cầu ong ngoại chuẩn thì rất dễ dàng cho các trại nuôi ong trao đổi và giao lưu con giống giữa các loài với nhau và củng như là lai tạo giữa 2 loài để tạo ra một giống mới đạt năng suất và đúng mục đích của người nuôi.
6. Dễ dàng kiểm soát chất lượng con giống
Với khung cầu hiện đại giúp cho người nuôi ong có thể tự do lai tạo các con giống theo ý muốn và mục đích của mình, như giống ong chuyên làm sữa ong chúa hay giống ong siêu mật...Và dễ dàng quản lý củng như là kiểm soát được số lượng ong đực trong trại và số ngày đẻ của ong chúa để tạo ra được một giống ong ưng ý nhất cho mình. Và hiện nay nghề nuôi ong Việt Nam đang phát triển rất mạnh củng chính nhờ các khung cầu cải tiến này mà tạo ra được rất nhiều giống ong ngoại và ong nội mới tại Việt Nam mà không thể nào kể hết được.
––––••––––
Các Bài Viết Về Con Ong Hay Ho Khác
––––••––––
Nguồn Tài Liệu Tham Khảo
(1) Kỹ thuật nuôi ong mật theo hộ gia đình – Tác Giả. Việt Chương
(2) Kỹ thuật nuôi ong – Tác giả. Kỹ Sư Ngô Đắc Thắng
(3) Các tài liệu khác tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau
(4) Một vài tư liệu được dịch từ giáo trình hướng dẫn nuôi ong bằng tiếng Anh của các nước bạn
(5) Hiểu biết thực chiến của những người nuôi ong nội và ong ý chuyên nghiệp tại Việt Nam chia sẻ
Ong dú JiChi xin chân thành cảm ơn những cô, chú, bác, anh, chị, bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ thông tin, tài liệu để chúng tôi có thể thực hiện tổng hợp và chia sẻ đến mọi người, trong quá trình tổng hợp không thể tránh khỏi những thiếu xót nhất định, kính mong được sự góp ý, ủng hộ và xây dựng từ phía người đọc. Các bạn hãy để lại bình luận trực tiếp bên dưới để mọi người có thể theo dõi và củng là đóng góp cho bài viết thêm hoàn thiện hơn.
Nếu các bạn thấy hay, hoặc có ích cho cộng đồng thì hãy cho chúng tôi 1 like và 1 share để chúng tôi có động lực tiếp tục vì cộng động.
Ong dú JiChi Cảm ơn!
Troural Trả lời
09/11/2022can i buy cialis without a prescription PMID 22281459