Tầng nền chẳng còn xa lạ gì với người nuôi ong cả, nhưng để biết được các công ty làm thế nào để làm ra được một tấm tầng nền hay cách tự làm ra một tấm nền đẹp, tốt, chuẩn để nuôi ong thì không phải ai củng biết.
Nay Ong dú JiChi chia sẻ phương pháp làm ra 1 tấm chân tầng ong để các trại ong, người mới nuôi v.v. đều có thể tham khảo và ứng dụng vào thực tiễn được dễ dàng.
Cách Làm Chân Tầng Ong Mật, Sáp Nền Ong
Với những người nuôi ong lâu năm hay các trại ong lớn đều biết cách tự làm cho mình một tầng chân với các công thức đặc biệt và độc quyền để nuôi những đàn ong khỏe mạnh và phát triển tốt nhất. Họ biết những con ong của mình cần loại tầng nền thế nào từ đó cung cấp đúng với sở thích của đàn ong. Đây là bí quyết riêng của từng trại ong giúp đàn ong phát triển rất nhanh.
Còn đối với những người mới học nuôi, mới biết nuôi ong, và tìm hiểu cách làm tầng nền, thì đây sẻ là một hướng dẫn tuyệt vời cho bạn tham khảo trong việc làm ra những tấm nền ong đầu tiên của mình.
Thành Phần Của Nền Sáp Ong
Với 1 tấm nền ong được các công ty bán ra thị trường không chỉ đơn giản là được nấu ra từ sáp ong nguyên chất, mà chúng là một hỗn hợp của các nguyên liệu đấy. Chúng có thể là dầu Parafin, sáp ong, và một ít màu v.v.
Hình 7. Nền ong đẹp
Nguyên liệu làm chân tầng ong
+ Sáp ong nội hoặc ong ngoại. nguyên liệu chính để tạo ra nền ong.
+ Dầu Parafin lỏng. Phụ gia để tạo độ dẻo cho nền
+ Màu pha. Màu vàng dùng để tạo màu cho nền ong được bắt mắt hơn
Hình 2. Ba nguyên liệu cơ bản để làm nên chân tầng ong
Về thành phần cơ bản của chân tầng ong chỉ gồm 3 nguyên liệu như vậy thôi, hoặc bạn chỉ cần sáp ong là củng có thể làm được rồi không cần dầu Parafin và màu pha làm gì.
Dầu Parafin là một loại hóa chất công nghiệp dạng lỏng, không màu, trong suốt, không mùi, không vị được bán rộng rãi trên thị trường bạn có thể tìm mua dễ dàng với giá trung bình 25.000 đồng 1 kg tại các tiệm bán hóa chất hoặc các quầy tạp hóa chuyên bán đồ vàng mã đèn cầy chắc chắn sẻ có loại dầu Parafin lỏng này.
Hình 3. Dầu Parafin dạng lỏng có thể mua dễ dàng trên thị trường
Dầu Parafin này được dùng trong quá trình sản xuất cao su, nến, nhựa v.v. Ở tầng nền nuôi ong người ta thêm dầu Parafin này vào với 2 mục đích. 1 là cho tầng chân được dẻo và bền hơn với thời gian, 2 là tiết kiệm được một phần sáp ong thêm vào từ đó giảm được chi phí sản xuất.
Ngoài ra trong tầng nền ong đôi khi củng còn có vài thành phần khác nữa, và củng có khi lại có các thành phần mang yếu tố độc chết ong tùy thuộc vào nhà sản xuất và người bán.
Các Bước Làm Ra Một Tầng Chân Ong Mật
1. Nấu Chảy Sáp Ong
Hãy gom các sáp ong mà bạn có được từ tổ ong hay mua từ các người bán vật tư ngành ong với dạng sáp tảng và đem đi nấu chảy chúng ra.
Có rất nhiều cách nấu sáp ong để chảy ra, phương pháp nấu sáp đơn giản nhất là thẩy nó vào nồi nước rồi đun sôi sáp ong sẻ chảy ra, vì sáp ong không tan trong nước và nhẹ hơn nước nên sẻ nổi lên trên và tách biệt với nước.
Một cách khác để nấu sáp ong là chưng cách thủy, dùng sức nóng của hơi nước làm sáp tan chảy ra.
Sau khi sáp tan chảy ra bạn nhớ lọc lại bằng lưới mùn để sáp được trong và sạch nhất có thể bạn nhé.
Hình 4. Một trại nuôi ong đang cắt bỏ bánh tổ để nấu thành sáp ong để đổi chân tầng
2. Tỷ Lệ Trộn Nguyên liệu
Sau khi lọc xong sáp ong dạng lỏng, trộn sáp ong với dầu Parafin và màu để tạo thành một hỗn hợp đồng nhất. Màu thì bạn cho sao thấy vừa mắt với bạn là được, nhưng hãy cố gắng ít nhất có thể để ong dễ dàng tiếp thu và nhộng phát triển khỏe mạnh.
Nếu bạn làm ở nhà, một đề xuất cho bạn là dùng loại màu thực phẩm trong làm bánh. Vì màu này an toàn và không mùi, không độc, chỉ cần nhỏ 1 đến 2 giọt là đã có màu vàng tươi đẹp mắt rồi.
Hình 5. Màu thực phẩm trong nghề làm bánh dùng để tạo màu cho sáp nền ong an toàn và thân thiện
Màu này bạn có thể tìm mua được ở các cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh hoặc bánh kem với tên gọi là màu pha thực phẩm.
Tỷ lệ trộn dầu Parafin và sáp ong như sau. 1kg sáp ong thì nên trộn từ 30g đến 50g dầu Parafin tương đương với thể tích là 1lít sáp ong tan chảy hòa trộn với 30ml đến 50ml Parafin dạng lỏng. Tốt nhất là công thức 1kg sáp + 30g parafin và 1lit dung dịch sáp + 30ml dầu Parafin.
Mục đích chính của việc trộn Parafin là để nền ong dẻo hơn và bền hơn với thời gian chứ không phải là chất độn để thay thế sáp ong. Nếu bạn dùng quá nhiều dầu Parafin thì nền ong đúc ra sẻ gây ngộ độc, ngộp và chết nhộng ong, làm cho ong không phát triển được, hoặc nếu nở thành ong trưởng thành củng bị dị tật, biến dạng v.v.
3. Cán Mỏng sáp Và Dập Nền Lỗ Tổ
Khi trộn tất cả các nguyên liệu lại với nhau thành một dung dịch, bạn hãy đổ chúng vào bệ chứa của máy làm nền (nếu bạn có điều kiện), còn không bạn sử dụng đồ nghề làm nền dạng vỏ sò như hình dưới.
Hình 6. Đồ nghề dập nền thủ công và chuyên nghiệp được dùng nhiều nhất
Đầu tiên lấy một cây cọ thấm 1 tí xí dầu, quét lên mặt của dụng cụ, để sau này dễ gỡ tấm nền ra hơn. Sau khi quét dầu xong, ,hãy dùng vá múc hỗn hợp dung dịch sáp đã pha ở trên đổ đều lên mặt dưới của dụng cụ làm nền vỏ sò như hình trên, xong bạn đậy phần nắp bên trên xuống, đợi vài phút cho dung dịch sáp bên trong khô ta hãy mở lên và xem thành quả.
Sau khi sáp khô bạn khóe léo gỡ từ từ miếng sáp nền ra khỏi dụng cụ làm nền, để công việc này dễ dàng hơn người ta dùng một máy thổi khí, thổi từ từ cho tấm nền bong ra khỏi dụng cụ làm tầng nền.
Tấm tầng chân được lấy ra chưa đều và còn rất thô, bạn hãy dùng thước vuông để cắt thẳng các cạnh của tấm tầng.
Vậy là ta đã có một tấm tầng nền hoàn chỉnh và đẹp lung linh theo ý thích của mình rồi.
Bây giờ việc còn lại là đem gắn nó vào khung cầu và đặt vào thùng ong để cho ong xây lên thành bánh tổ ong.
Tại Sao Phải Làm Tầng Nền Mà Không Mua
Có rất nhiều lý do mà ắc hẵn một người nuôi ong lâu năm và các trại ong lớn đều biết với tầng nền mua luôn có mối đe dọa với nền bị nhiễm độc làm chết nhộng, ấu trùng và ong, hoặc khiến ong khó xây tầng và tiếp thu khi đưa tầng nền vào.
Hình 7. Ong chết hàng loạt
Còn có rất nhiều lý do và giải thích hợp lý để chúng ta buộc phải chọn giải pháp tự làm tầng nền cho ong của mình hơn là đi mua lại của những người bán dụng cụ nuôi ong hay các công ty.
Để biết thêm lý do và lợi ích giữa việc nên mua tầng chân hay là tự làm tầng chân sẻ tốt hơn, bạn có thể xem thêm tại đây.
Sáp Tầng Nền Nuôi Ong Bị Nhiễm Độc Và 2 Lý Do
Tầng chân bị nhiễm độc là do nguồn nguyên liệu làm nên tầng chân có độc do vô tình hoặc cố ý
1. Tầng Nền Nhiều Dầu Parafin Công Nghiệp
Việc dùng dầu Parafin nhiều để giảm sáp ong và giảm chi phí tăng lợi nhuận là điều mà có thể thường gặp ở các tầng chân kém chất lượng trên thị trường hiện nay đặc biệt là tầng chân Trung Quốc.
Một trường hợp nữa là sáp ong được thu mua từ các trại ong đa số là xây nên từ tầng chân đã có sẵn 1 lượng Parafin trước đó, và qua nhiều lần thu, nấu và đúc lại tầng chân, các nhà sản xuất lại thêm tiếp 1 lượng Parafin vào đó, và cứ như thế lần này qua lần khác, đến một lúc lượng Parafin trong sáp nhiều lên không kiểm soát được đủ để gây ảnh hưởng tới nhộng ong.
Tầng nền quá nhiều dầu Parafin sẻ làm ngộp chết ong ở giai đoan nhộng ong dẫn đến ong không phát triển thành ong trưởng thành được.
Hình 8. Tầng nền chứa quá nhiều hóa chất làm cho ấu trùng và nhộng chết hàng loạt củng là một trong số các nguyên nhân dẫn đến bệnh thối ấu trùng ở ong
2. Bánh Tổ Ong Mật Bị Nhiễm Độc
Những trại nuôi ong, đặc biệt là ong ngoại và cụ thể hơn là ở các vụ nhãn, vải v.v. Khi đi đánh mật, ở các vườn vải, nhãn đang ra hoa chủ vườn thường hay phun các loại thuốc kích trái, chống hoặc ngăn ngừa sâu bọ phá bông phá trái v.v. Nhằm tăng năng suất cây trồng, những loại thuốc này đa số đều mang yếu tố gây độc đối với côn trùng và đều là lưu dẫn.
Khi ong tiếp xúc bông hoa để lấy mật, vô tình va quệt vào thuốc, ong mang thuốc trên cơ thể và bay trở về lại tổ. Thuốc từ cơ thể ong lại dính vào sáp trong tổ, với tính chất lưu dẫn thẩm thấu của thuốc kèm với tính không tan trong nước của sáp ong nên thuốc tồn tại trong bánh tổ sáp ong lâu hơn bình thường rất nhiều kể cả khi nấu trong nước với lửa lớn.
Các loại thuốc này đặc chế tiêu diệt các loài côn trùng trên hoa màu và ong mật củng là loài côn trùng nên rất nhạy cảm với ong mật. 1 hay 2 con va quệt dính thuốc thì không ảnh hưởng nhiều, đằng này cả trại ong nằm trong vùng thuốc, mỗi tổ ong mấy ngàn con, mỗi con 1 tí củng làm nên hàm lượng độc trong sáp đủ giết chết cả trại ong.
Sáp ong được tận thu từ những tổ này đem đi nấu lại thành sáp tảng bán cho công ty làm tầng hoặc mang đi đổi tầng. Vì tính không tan trong nước của sáp ong nên có nấu cỡ nào thì thuốc vẫn còn trong sáp. Và người mua hoặc nhận đổi chẳng ai hơi đâu đi kiểm nghiệm sáp ong và thế là tầng chân có độc từ đó ra đời lại đi tàn sát những trại ong khác, và những trại ong khác lại tiếp tục lại quy trình để tàn sát lại các trại ong khác để trả thù v.v.
––––••––––
Bài viết liên quan về vật tư nuôi ong
––––••––––
Chúng tôi đã chia sẻ với người đọc về thành phần củng như là cách làm 1 tấm tầng nền để nuôi ong chi tiết nhất, nếu bạn thấy bài viết này có ích hoặc là tài liệu tham khảo quý giá cho bạn. Hãy cho chúng tôi 1 like và share để bài viết phát huy đúng mục đích của nó là chia sẻ đến tất cả mọi người, để có thể giúp ai đó đang tìm tòi và học hỏi.
Chúng tôi không thể tránh khỏi những sai xót, nếu bạn thấy không hợp lý ở điểm nào vui lòng để lại bình luận bên dưới để chúng tôi ghi nhận và sửachửa đúng nhất có thể.
JiChi Trân Trọng Cảm ơn!
––––••––––
Bài viết được xây dựng dựa trên các nguồn tài liệu
(1) Tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau
(2) Kinh nghiệm thực chiến của các trại nuôi ong tại Việt Nam chia sẻ
(3) Tài liệu về ong và thuốc bảo vệ thực vật được dịch từ giáo trình kỹ thuật nuôi ong bằng tiếng Anh của nước ngoài
(4) Hiểu biết thực chiến của những người nuôi ong nội và ong ý chuyên nghiệp tại Việt Nam chia sẻ