Con ong dú là con ong gì ?
Nhiều người không biết ong dú là gì, hồi đó giờ chỉ nghe nói chứ chưa thấy thật sự nó trông như thế nào, hình ảnh ong dú ra sao, bên trong tổ ong dú như thế nào, ong dú có mật hay không và ong dú có đốt (chích) không, nay website hướng dẫn nuôi ong xin mạn phép chia sẻ một bài viết căn bản về khái niệm ong dú này để giúp những anh (chị), cô chú bác... biết và hình dung phần nào được về con ong dú này.
Khái niệm về ong dú
1. Theo wikipedia định nghĩa về ong dú
Ong Dú (tiếng Anh: Stingless bee), hay còn gọi là ong rú, ong lỗ và một số tên gọi khác theo tiếng địa phương là loài ong lấy mật, nhưng cực kỳ hiếm có trong tự nhiên, và sống đa số trong những khu rừng rậm nhiệt đới và cận nhiệt đới. So với các giống ong mật khác như ong ruồi, ong khoái, ong mật, thì ong dú có kích cỡ nhỏ hơn rất nhiều nhưng củng là họ ong mật, chỉ bằng 1/2 đến 2/3; tính hiền, không đốt hay chích người, và cực kỳ an toàn cho con người. Xem thêm tại đây
2. Khái niệm đúng và đầy đủ nhất về con ong dú
Kết hợp giữa wikipedia và những tài liệu trên thế giới và Việt Nam thì ong dú là được định nghĩa đúng và đầy đủ nhất là: Một loài ong nhỏ và nhỏ hơn rất nhiều so với các loại ong mật khác như ong ruồi, ong khoái và ong mật nội địa.... Kích thước ong dú chỉ vài milimet có loài có thể hơn 1cm. về màu sắc: ong dú có màu đa dạng, từ đen, vàng, hồng.... Chúng hay làm tổ trong các bộng cây, bộng tre, trụ gỗ hàng rào, vứt nứt trên tường hay móng nhà... Là một loài ong mật, chúng thu thập phấn hoa và mật hoa tích trữ trong tổ, phấn hoa dùng để bổ sung protein cho ong dú còn mật hoa bổ sung năng lượng và sẻ được luyện thành mật ong, và loại mật ong này rất thơm ngon được gọi với cái tên gắn liền với con ong làm ra mật là mật ong dú.
Tên gọi khác của ong dú
1. Tên gọi khác của ong dú ở Việt Nam
Ở Việt Nam con ong này có tên gọi phổ biến nhất, được nhiều người dùng và nói đến cái tên này ai củng hình dung được chính xác là con ong này, đó là tên gọi “Ong dú”, ngoài cái tên này ra thì nó còn được gọi với cái tên khác như “Ong vú”, hay có thể là do ngôn ngữ địa phương nên có một vài địa phương ở Việt Nam gọi nó là “ong rú”, củng có một vài nơi chưa biết nó là con ong gì mà thấy nó nhỏ bé tí, bằng con muỗi nên họ lại gọi nó là “Ong muỗi”. Và có người thấy nó làm trong cái lỗ nhỏ của các thân cây, các trụ hàng rào nên họ gọi là “Ong lỗ”
2. Tên gọi quốc tế của ong dú
Ở việt nam mình nó có tên gọi là ong dú, nhưng có nơi lại là ong rú theo tiếng địa phương là ong lỗ có nơi lại gọi là ong muỗi... còn ở nước ngoài chúng lại được gọi chung với một cái lên chung là stingless bees tạm dịch là “ong không ngòi đốt” và củng có tên địa phương là meliponi ở các quốc gia trung và nam mỹ, còn ở úc chúng được gọi với cái tên là Sugarbag Bees v.v
=> Tóm lại là thuật ngữ địa phương thì ở nước nào củng phải có để nói lên được bản sắc và nét đẹp của địa phương đó. Nhưng loài ong nào củng cần phải có một cái tên chung, phổ biến nhất, để khi gọi đến cái tên đó thì ai củng có thể biết được nó là ong gì ? Với phương tây thì gọi nó với cái tên chung là "stingless bees" còn việt nam thì gọi là "Ong dú" là cái tên gọi phổ biến cho loài ong này ở việt nam. Và có thể hiểu như thế này: ong dú là nghĩa của stingless bees dịch sang tiếng việt. chứ đừng dịch là "ong không ngòi đốt".
Hình ảnh ong dú
Hình dáng con ong dú trông như thế nào?
Theo như chúng tôi mô tả thì ong dú là một loài ong nhỏ, màu sắc đa số là màu đen và ong không chích hay đốt người được, và cực kỳ an toán với chúng ta, vậy chúng ta tò mò, hay thắc mắc liệu trông hình ảnh của chúng như thể nào? Và dưới đây là một vài hình ảnh đẹp về ong dú mà chúng tôi sưu tầm được để cho các bạn dễ dàng hình dung nó ra sao.
Hình ảnh một bầy ong dú đậu nghỉ cánh trên một lá cây
Hình một con ong dú đang mang phân ra ngoài tổ để dọn vệ sinh tổ ong
Hình cận cảnh một con ong dú trang hút mật hoa trên một bông hoa
vậy là chúng ta đã có được những hình ảnh ban đầu về ong dú ra sao rồi đúng không nào, vấn đề bây giờ là bên trong tổ của chúng trông thế nào?
Hình bên trong tổ ong dú ra sao?
Đến đây có ai thắc mắc là, con ong tí xíu này, liệu có làm được tổ hay không, và tổ ong của nó bên trong thể nào? tổ ong dú này có giống như tổ của ong mật mà mình biết hay không? các bạn đừng đặt quá nhiều câu hỏi, hãy để chúng tôi là người dẫn đường cho các bạn.
Ong dú JiChi củng sưu tầm được vài hình bên ngoài và bên trong tổ của cong ong dú để cho các bạn hiểu rõ hơn về con ong này.
Hình (trên) ảnh bên ngoài của một tổ ong dú, cho thấy cửa tổ của tổ ong dú
Hình một tổ ong dú trong một bồn chứa đồng hồ nước
Ảnh một tổ ong dú được làm tự nhiên trong bộng rỗng của một khúc cây được chẻ ra để chụp lại
Hình một tổ ong dú được người nuôi trong một thùng gỗ dạng dài, bên trái là trứng ong dú, bên phải là mật ong và phấn hoa
Tìm hiểu về loài ong dú, 4 điều bạn chưa biết về tổ của chúng
1. Ong dú xuất hiện từ khi nào?
Có người hỏi ong dú có mặt trên trái đất từ khi nào ? và có nên "trả đĩa bay" để nó bay về hành tinh của nó lại không?
Ong dú nói riêng và ong không ngòi đốt nói chung có mối quan hệ mật thiết với ong mật, bumblebees và orchid bees (ong phong lan)..Loài ong dú có thể nói là nằm trong số những con ong tiến hóa lâu nhất, và được tìm thấy hoá thạch bên trong những mảnh hổ phách 80 triệu năm tuổi. Ong dú phát triển trước khi các lục địa trôi dạt ra xa nhau. Do đó, chúng có mặt ở tất cả các vùng nhiệt đới của thế giới và đôi khi củng thấy chúng xuất hiện ở các vùng ôn đới. Người ta ước tính rằng có từ 400 đến 500 loài ong dú khác nhau được biết đến, những loài mới đang được xác định và ghi nhận hàng năm.
Hình một con bumblebee đang nằm trên thềm nhà
Sự khác nhau giữa các loài rất đa dạng: kích thước của chúng dao động từ 2mm đến những con stingless bees to hơn một chút so với ong mật châu Âu. Số lượng ong của một đàn ong thể dao động từ khoảng vài trăm đến hơn một trăm nghìn con ong. Đây là sự khác biệt giữa các loài và để phân biệt các loài với nhau.
2. Hình ảnh mật ong dú và các thông tin liên quan
a. Ong dú có làm được mật hay không.
Vì ong dú thuộc họ nhà ong mật, nên ong dú củng có thể làm ra được mật ong.
Hình một con ong dú đang lấy mật hoa từ một bông hoa để mang về tổ làm thành mật ong dú
Và một điều nữa mà trang web Ong dú JiChi chúng tôi xin khẳng định với mọi người rằng, mật ong dú được tạo ra bằng cách những con ong thợ đi lấy mật hoa ở các bông hoa mang về tổ và tiến hành quá trình luyện mật trong tổ ong kèm với nước bọt mà ong thợ nhả ra cho đến khi mật ong đặc lại và đạt tiêu chuẩn hay còn gọi la mật ong chín (hàm lượng nước trong mật ong dú chín thường là 26%, nó có sự chênh lệch một tí ở các loài khác nhau) thì các ong thợ tiến hành bít nắp mật lại và để dành dùng trong những lúc mà không thể đi lấy mật được (Như trời mưa chẳng hạn).
Mật ong dú có vị ngọt, thanh và hơi chua cho đến rất chua. và có màu sắc từ vàng óng, vàng nâu cho đến vàng đen và loãng hơn so với mật của ong mật. Về mùi thơm, mật ong dú có mùi thơm rất đặc trưng và rất thơm cho loài ong này, mà có thể nói chỉ cần thử một tí thôi, là có thể nhận biết được nó là mật của loài ong dú. Và điều đặc biệt là vì mùi thơm đặc trưng này nên rất khó để làm giả mật ong dú, chưa kể đến là xét thêm về màu sắc và độ loãng của mật.
b. Hình ảnh mật ong dú
Hình ảnh mật ong dú trong tổ ong dú cho thấy mật ong dú được tao ra từ mật hoa
Mật ong dú có nhiều nhiều tác dụng về mặt y học, làm thuốc chữa bệnh hay là thực phẩm chức năng, trong ngành mỹ phẫm củng được ứng dụng rất nhiều so với các loại mật ong khác; giúp thanh nhiệt, chống viêm, giải độc, giảm đau, sát trùng vết thương, chữa viêm đường tiêu hóa, dạ dày, đại tràng, tưa lưỡi, tiêu đờm… Sáp và mật ong dú được sử dụng chế biến để làm đẹp, như: dưỡng da, tẩy tế bào chết, giảm béo...
C. Ong dú ăn gì để sống?
Củng giống như các loài ong mật khác, ong dú củng ăn phấn hoa lên men được thu thập và tinh chế từ các hạt phấn hoa của một bông hoa, và uống mật ong dú được luyện từ mật hoa để sống, nhưng cách ăn phấn hoa và mật ong của ở loài ong dú hơi khác so với các con ong mật một tí là chúng chỉ ăn phấn hoa lên men thôi, chứ không ăn phấn hoa như ong mật. Phấn hoa lên men còn được gọi là beebread các bạn xem thêm tại đây
3. Ong dú chích hay đốt được không?
Vì chúng là loài ong không ngòi đốt tiếng anh là Stingless bees nên chúng không chích được thay vào đó ong dú tự vệ tổ bằng cách cắn hoặc trét nhựa sáp lên đối thủ và đặc biệt tấn công mạnh ở những vùng có màu tối như đen, xanh đen, nâu... Vết cắn của ong dú thường khá đâu, và chúng cắn rất lâu và dai, có nhiều trường hợp ong cắn mạnh quá và chết tại vết cắn đó luôn. Nhưng vết cắn của ong dú thì lại không có độc và sẻ hết đau khi chúng ngừng cắn, vết thương để lại khi bị ong dú cắn thường bị đỏ một tí rồi hết sau vài phút và không để lại một triệu chứng dị ứng gì sau khi cắn nên có thể nói đây là loài ong an toàn nhất khi nuôi chúng trong nhà có trẻ em. Một điều cẩn thận nữa là khi tổ ong dú bị phá rối thì chúng rất thích bò vào lỗ tai và mí mắt hay dính trên tóc và lông tay, lông chân của người phá rối để cắn hay trét nhựa sáp, nên mang đồ bảo hộ khi tiến hành chăm sóc một đàn ong dú nuôi.
4. Tổ ong dú trong tự nhiên được làm ở đâu?
Trong tự nhiên, chúng ta có thể thấy ong dú thường làm tổ trong bọng cây, bộng của cành cây khô (cành lớn), hoặc bộng của cây tre tươi hoặc khô đều có mặt chúng, các vết nứt trên vách tường… Theo số liệu có được thì tổ ong dú lớn nhất mà chúng tôi thu được là 500ml mật ong dú/tổ.
Hình tổ ong dú trong khúc cây
Tổ ong dú trong tự nhiên được làm trong bộng của các khúc cây trông giống như thế này, hay Việt Nam còn được gọi là các đõ ong
Vậy là chúng ta đã biết được thế nào là ong dú hay còn gọi là ong rú, tiếng anh gọi là stingless bees, và hình dáng ong dú ra sao, bên trong tổ của ong dú như thế nào rồi. Đây là bài viết cơ bản nhất về ong dú, để có thêm phần nào hỉu về con ong kỳ diệu này, website hướng dẫn nuôi ong dú chia sẻ thêm các bài viết nâng cao về ong dú củng như nghề nuôi ong dú Tại đây.
Thị Thống Trả lời
18/03/2020Nhà em chuyên đi bắt mật ong dú rừng nên em xin góp ý thêm là mật ong dú tùy tổ mà có vị khác nhau (vị ngọt thanh, vị ngọt hơi chua, vị ngọt rất chua, vị ngọt đắng như cafe). Tổ ong dú tự nhiên thường làm trong bộng cây, dưới bộng đất. Mật ong dú trong bộng cây đa số đều có vị chua đôi khi có tổ vị đắng và mật rất loãng, màu vàng đẹp. Mật ong dú trong bộng đất đa số có vị ngọt, mật đặc hơn và lâu lâu gặp tổ già mật đặc như mật ong ruồi, ong dú dưới đất màu mật đa số xẫm hơn. Còn về lượng mật thu được từ 1 tổ ong dú: tùy thời gian ong dú định cư sẽ cho lượng mật khác nhau, tổ ít thì khoảng 250ml, trung bình khoảng 750ml, tổ già năm ngoái nhà em bắt dc 5lit/ tổ.