Banner header Meliponini JiChi Viet Nam
Ong dú - Stingless bee

Nghề nuôi ong dú và 15 khái niệm cần phải biết

 Nguyễn Hữu Trực   |    Ngày 29/10/2018

Khi đọc bài viết này, chắc các bạn đã biết được, ong dú là gì rồi có đúng không nào, nếu bạn chưa hình dung được ong dú ra sao thì có thể đọc bài viết cơ bản hơn "Ong dú là gì - 4 điều bạn chưa biết về tổ của chúng!"

 

Ở bài viết này website hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong tiếp tục chia sẻ về khái niệm căn bản dành cho những người nuôi ong dú, dù nuôi ít hay nuôi nhiều, thì củng phải cần biết những khái niệm này, mà tôi tin chắc rằng nó sẻ rất có ích cho bạn trong việc chăm sóc một đàn ong trong nhà để tự lấy mật dùng cho gia đình mình đấy.

Tóm tắc nội dung

Làm rõ ba khái niệm stingless bees, sugarbag bees và Meliponiculture

Giải thích các thuật ngữ cần thiết nhất cho việc nuôi ong như Batumen, keo ong, phấn hoa lên men, Involucrum, xúc mứt, cục ké...

ảnh một tổ ong dú trong ống treNghề nuôi ong dú trên thế giới và 3 khái niệm cơ bản

Để bài viết này được đầy đủ, chi tiết và có thứ tự để mọi người dễ đọc nhất thì Ong dú JiChi sẻ bắt đầu với ba thuật ngữ về nghề nuôi ong dú trên toàn thế giới mà chắc chắn rằng các bạn sẻ gặp thường xuyên khi tìm kiếm thông tin về ong dú với nguồn tài liệu nước ngoài. Tôi đã mất rất nhiều thời gian để hiểu chúng, và tôi không muốn các bạn củng phải mất thời gian như tôi để hiểu được những từ ngữ này, đó là lý do tại sao bài viết này ra đời. 

1. Stingless bees là gì?

● Stingless bees dịch sang tiếng việt là “ong không ngòi đốt”. Nhưng khi bạn ở Việt Nam và nghe ai đó nói đến cụm từ stingless bees là bạn hiểu rằng họ đang đề cập con ong dú

Cụm từ này chỉ hiểu đơn giản vậy thôi, các bạn đừng hiểu nó phức tạp quá làm gì cho mệt não của mình.

2. Sugarbag bees

● Sugarbag bees. Củng là ong dú nhưng nó là một giống ong dú có tên là Tetragonula carbonaria (tên cũ trước đây gọi là Trigona carbonaria. Tôi không biết là lý do tại sao lại có một tên gọi mới với loài ong dú này). Và một điều đặc biệt là loài Tetragonula carbonaria trong tự nhiên chỉ được tìm thấy ở vùng bở biển phía đông bắc của nước Úc. Và chúng là một trong số ít những loài ong dú trên thế giới từ bỏ môi trường giống ở vùng khí hậu nhiệt đới sang sống ở vùng khí hậu ôn đới. Và chúng được người dân nơi đây gọi với cái tên là Sugarbag bees. Và mật của con ong dú của giống Sugarbag bees này được gọi là Sugarbag Honey. Và khi bạn nghe ai đó nói đến sugarbag bees có nghĩa là họ đang nói đến tên của một giống ong dú được nuôi rất phổ biến tại nước Úc.

Hình tổ ong dú giống sugarbag bees hay Tetragonula carbonaria

Ảnh tổ ong dú giống sugarbag bees hay còn gọi là Tetragonula carbonaria

3. Meliponiculture là gì?

● Meliponini. Là tên gọi của một giống ong dú được nuôi nhiều nhất ở các nước trung, nam và bắc mỹ và Meliponiculture là nghề nuôi con ong dú với giống Meliponini.

Meliponiculture là nghề nuôi ong dú với giống Meliponi

Hình một ổ ong dú thuộc giống Meliponini

Ở tài liệu này, Ong dú JiChi dùng những từ ngữ tiếng việt gần gủi và quen thuộc nhất với tất cả mọi người (không chỉ là những người trong nghề nuôi ong) để mô tả và giải nghĩa những thuật ngữ trong việc nuôi những con ong mật này dễ hiểu nhất và thiết thực nhất, nhưng việc này đồng nghĩa với việc là có một vài ý nào đó nó thật sự không sát nghĩa của từ cho lắm, nhưng đảm bảo rằng là nó đúng nghĩa.

Tổng hợp những định nghĩa hướng dẫn nuôi ong dú

Đấu tiên phải đề cập đến lớp Batumen. Vì nó là lớp màng bảo vệ đầu tiên nhất của một ổ ong dú khi chúng ta đi từ ngoài vào trong. Vậy batumen là gì và nó có tác dụng như thế nào?

1. Batumen

Batumen. Là một vật liệu đặc biệt của loài ong không ngòi đốt được làm từ hỗn hợp nhựa cây, sáp ong và một lượng ít vật liệu khác như đá nhỏ, cát, lá khô, bùn, dầu, sơn....., và đôi khi là phân động vật. Màu sắc: Đa số được thấy là màu đen, đôi khi là nâu đen, củng có lớp là đỏ. Hình dáng thể hiện: Lớp Batumen này rất cứng và dày bao bọc tất cả toàn bộ tổ ong dú lại bên trong bộng rỗng, bạn sẻ thấy rõ ràng hơn ở hai đầu của một ổ ong dú nếu nó có lỗ hỏng lớn, chúng sẻ dùng batumen này che chổ hỏng lại. Tác dụng: Ong dú dùng lớp này để trét lại các vết nứt, vết hở trong tổ của mình là bảo vệ tổ ong dú chống lại kể thù và chống lại nước (như mưa), ánh sáng trực tiếp rọi vào tổ, gió... hoặc dùng để thu hẹp nhỏ ổ ong lại từ những bộng có kích thước quá lớn nơi ong làm tổ.  

lớp batumen bọc toàn bộ tổ ong dú tránh tác động bên ngoài

Hình một lớp batumen bao bọc toàn bộ bên trong một ổ ong dú

2. Cerumen

Cerumen. Bao gồm hỗn hợp sáp và nhựa cây là một trong những vật liệu đặc biệt của tổ ong dú nó có tác dụng gần giống với keo ong dú. Và nó củng được dùng để xây lớp Involucrum (được giải thích bên dưới).

3. Keo ong hay keo ong dú (Propolis)

Keo ong (Propolis). một hỗn hợp của sáp và nhựa thực vật được sử dụng rất nhiều bởi nhưng con ong dú và được sử dụng cực kỳ ít ở những con ong mật, ở ong dú keo ong được dùng nhiều để xây dựng tổ. Khác với batumen và rất giống với curemen nên rất khó để phân biệt được giữa keo ong và curemen.

Keo ong hay propolis trong một tổ ong dú có tính kháng khuẩn

Hình ảnh keo ong dú hay propolis trong một tổ ong

4. Lớp Involucrum

Involucrum. Là một lớp hoặc nhiều lớp màng mỏng bao bọc quanh khu vực đẻ trứng được làm bằng Cerumen nhằm để loài ong dú dễ kiểm soát nhiệt độ bên trong tổ trứng.

lớp involucrum trong ổ ong dú bao bọc lấy toàn bộ trứng ong

Một lớp Involucrum bao bọc lấy tổ trứng trong tổ của ong dú

Chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng 4 khái niệm Batumen, Cerumen, keo ong, Involucrum là tất cả vật liệu chính làm nên một xã hội loài ong không ngòi đốt vô cùng phứt tạp

Tiếp theo, Ong dú JiChi khái niệm một vài thuật ngữ cực kỳ quan trọng để có thể giúp chúng ta chăm sóc đàn ong dú của mình thật tốt

5. Phấn hoa (pollen) và phấn hoa lên men (beebread)

Phấn hoa (Pollen). Chúng ta thường thấy ở ngoài các siêu thị, quầy hàng, trên mạng... Phấn hoa này là các hạt nhỏ của các tế bào hình que hoặc các tế bào sinh dục của thực vật hay nói một cách dễ hiểu hơn phấn hoa này là các hạt phấn mịn của hoa mà ong thu thập được khi ghé thăm một bông hoa và chưa qua bất kỳ công đoạn xử lý nào của con ong cả.

● Phấn hoa lên men (Beebread). Hay còn gọi với cái tên vui là "Bánh mỳ ong". Một hỗn hợp gồm phấn hoa + mật hoa => lên men được chứa trong các lỗ tổ bởi những con ong thợ làm thức ăn cho ong non. Nó khác với phấn hoa mà mình thường hay thấy ngoài thị trường.

phân biệt beebread và phấn hoa rõ ràng giữa hai khái niệm

Hình ảnh phân biệt bee bread và phấn hoa (từ trái sang phải)

 Điểm khác giữa beebread và phấn hoa:

    Một cục Beebreadnhiều loại phấn hoa của nhiều thực khác nhau. Còn Một pollen chỉ là một loại phấn hoa của một cây.

    Một cục beebread lớn hơn rất nhiều so với một viên pollen.

    Trong beebread có lượng mật hoa nhiều hơn trong pollen.

Vậy để phân biệt hai khái niệm này trong tiếng việt, ta gọi Bee bread là cục phấn hoa còn pollen là viên phấn hoa để dễ hình dung.

6. Phân của nhộng ong (Meconium)

Phân của ong  một loại phân của nhộng ong thải ra trong quá trình phát triển thành ong trưởng thành.

7. Chi ong Tetragonula và ba loài ong dú nuôi phổ biến ở Úc

 Tetragonula. Là tên chi của một chi ong dú, và trong các bài báo cáo khoa học và tài liệu nước ngoài sẻ được viết tắc là T.

Ví dụ. T. Austroplebeia viết đầy đủ là Tetragonula Austroplebeia hay T. Carbonaria viết đầy đủ là Tetragonula Carbonaria, hay T. hockingsi là Tetragonula hockingsi 

● T. Carbonaria, T. hockingsi và T. Austroplebeia ba giống ong dú được nuôi phổ biến nhất ở Úc.

Tetragonula là tên chi và Carbonaria là tên loài. Với chi Tetragonula ở Việt Nam chúng ta rất nhiều loài thuộc chi này, hầu như là đa số. Và trong chi này có một hành vi rất đặc biệt và khác thường đó là xâm chiếm tổ của nhau, đọc chi tiết hơn tại đây.

8. Dao đa năng (Hive tool)

Dao đa năng. Cây dao này mục đích chính của nó là nậy các thùng ong nuôi lên (nếu đó là thùng ong 2 - 3 tầng, thùng tầng kế), hoặc nậy nắp thùng ong..., nó còn chức năng nữa là cạo sáp ong trên thành thùng và nắp thùng để vệ sinh thùng ong sạch sẻ, ngoài ra nó còn có thể dùng để cắt mật hoặc trứng ong nữa, 3 trong 1, nên mới gọi nó là dao đa năng (hive tool). Xem thêm thông tin về dao đa năng tại đây

dao cắt sáp đa năng một dụng cụ nuôi ong đạt năng suất cao

Hình ảnh thông tin về cây dao cắt sáp đa năng một dụng cụ mà người nuôi ong không thể thiếu

9. Khu dự trữ nhựa cây

Ong dú thường rất thích lấy nhựa cây để dự trữ trong ổ ong nhằm để dành xây dựng tổ, các lổ tổ chứa mật, phấn và ổ trứng trong những ngày không thể đi thu gom được nhựa cây như mưa hay mùa lạnh cây ít tiết nhựa, hay những lúc chia đàn được dùng để xây tổ cho đàn mới, và với những lúc mà cây tiết nhựa nhiều thì đa số các đàn ong dú tập trung lực lượng đi thu thập nhựa cây là chủ yếu và giảm việc thu mật hoa, phấn hoa lại, cho nên có thể nói đây là thứ mà những con ong dú thích thu thập nhất và hơn cả phấn hoa.

ong thợ dự trữ nhựa cây trong tổ ong dú

Khu dự trữ nhựa cây được chụp trong thùng nuôi ong dú

10. Nơi chứa mật ong (xúc mứt) và thức ăn (cục ké) trong ổ ong dú

Túi mật (Pot). Là một tụ sáp chứa mật hoa để luyện thành mật ong, hoặc dùng để chứa mật ong đã chín.

Túi phấn (Pot). Là một tụ sáp được ong dú xây lên dùng để tích trữ phấn hoa trong đó.

Một điều đặc biệt là túi chứa mật thì chỉ chứa mật ong hoặc mật hoa còn túi chứa phấn thì chỉ chứa phấn hoa, chứ không có trường hợp một túi mà lại chứa cả hai loại là mật ong và phấn hoa trong cùng một túi.

Theo Tim Heard

Bầu mật (Brood honey). Ở loài ong dú là khu dự trữ mật của chúng, nó bao gồm tất cả những túi mật tập trung tại một chổ.

Khu dự trữ thức ăn (Brood food). Là nơi dự trữ tập trung thức ăn như mật ong và phấn hoa trong một tổ ong dú.

 Có thể bạn chưa biết:

Với những người chuyên đi rừng để bắt ong và lấy mật họ gọi bầu mật là "Xúc mứt" và khu vực dự trữ phấn hoa là "cục ké", nhưng đây chỉ là tiếng địa phương ít người sử dụng và không phổ biến bằng các tên gọi mà Ong dú JiChi đã đề cập trong bài.

Hình ảnh mật ong dú, phấn hoa trong một ổ ong

Hình ảnh: Túi mật, bầu mật, túi phấn, bầu phấn và khu dự trữ thức ăn trong thùng nuôi ong dú

11. Trứng ong dú

Quả trứng (Egg). Một quả trứng được đẻ ra từ ong dú chúa, hoặc ong thợ trong một lần đẻ.

Ổ trứng (Cell). Là một lỗ tổ được ong dú xây lên bằng keo ong mềm, và ong chúa đẻ một quả trứng vào đó thì ta gọi đó là một ổ trứng.

Tổ trứng (Brood). Bao gồm tất cả những ổ trứng trong cùng một khu vực làm thành một tổ trứng.

Các Cụm trứng riêng lẻ (Cluster).  Đề cập đến những cụm trứng riêng lẻ, sắp xếp không đều và không nằm trong một tổ trứng (Brood).

Hình trứng trong một tổ ong dú và các khái niệm

Hình: Phân biệt ổ trứng và tổ trứng trong một đàn ong dú

12. Các liên kết trong thùng nuôi ong dú

Các Kết nối trong tổ ong dú (Connectives). Là các phần kéo dài của keo ong trong tổ ong dú.

ảnh các kết nối trong một thùng nuôi ong dú

Hình các kết nối trong một thùng nuôi ong dú

13. Mũ chúa hay trứng của ong dú chúa

Mũ chúa ong dú (Queen cell). Là nơi trứng ong sẻ nở ra và phát triển thành ong dú chúa sau này.

Mũ chúa cấp tạo (Emergency queen cell).mũ chúa được ong thợ tạo cấp tốc trong trường hợp tổ ong bị mất ong dú chúa đột ngột vì một nguyên nhân nào đó.

mũ chúa hay gọi là trứng chúa trong một đàn ong dú nuôi

Hình các mũ chúa ong dú trong một đàn ong ở thùng nuôi.

14. Ong ký sinh (cleptoparasite)

●  Ong ký sinh (Cleptoparasite). Một con ong ký sinh đẻ trứng vào ổ của những con ong dú, thường là loài ong vàng nhỏ như con ruồi.

15. Các thuật ngữ về thiết kế thùng nuôi ong

Ván ngăn (Division board). Ở ong dú củng phải sử dụng ván ngăn như ong mật, đôi khi do tổ làm rộng quá so với đàn ong dú được nuôi trong tổ, hoặc do đã sang mùa đông mà ong chưa phát triển ra hết diện tích của tổ vì vậy chúng ta phải dùng các miếng gỗ chắn và thu hẹp diện tích tổ ong lại, nhằm giúp ong phát triển nhanh hơn, dễ kiểm soát nhiệt độ trong tổ củng như hạn chế các thiên địch sống trong ổ ong dú nhằm gây bệnh hoặc phá hại đàn ong. Những miếng gỗ có tác dụng như vậy người nuôi ong dú gọi là Ván Ngăn. Ván ngăn rất quan trọng trong việc phát triển và duy trì một đàn ong dú.

Miếng đệm lối vào (Landing board). Một nền nhỏ ở lối vào của ổ ong để những con ong tiếp đất trước khi vào tổ.

Thông thường ở những tổ ong mật những người nuôi ong lâu năm họ có kinh nghiệm nuôi ong trước của tổ họ thiết kế một tấm đệm nhỏ để ong có thể hạ cánh trước khi đi vào tổ, nó giúp cho ong thợ tiết kiệm được sức và năng lượng nhằm tăng được số lần đi lấy phấn hoa trong ngày của một ong thợ và tiết kiệm được thức ăn trong tổ hơn và nó được gọi là miếng đệm lối vào (Landing board) tuy nó chỉ là một thiết nhỏ của thùng nuôi ong nhưng nó mang lại hiệu quả rất quan trọng trong việc phát triển một đàn ong dú mạnh.

landing board hay đệm vào cửa tổ trong thiết kế thùng nuôi ong

Hình miếng đệm vào cửa tổ (landing board) ở thùng ong mật và thùng nuôi ong dú (trái sang phải)

Vậy là trong bài này Ong dú JiChi đã trình bày gần như là hết tất cả các khái niệm liên quan đến cách nuôi được một đàn ong dú củng như là hình ảnh từng khái niệm để chúng ta có thể dễ dàng hình dung và dễ hiểu hơn, trong bài viết tiếp theo JiChi sẻ đi chi tiết hơn về đặc điểm sinh học của ong dú và lai lịch hình thành của chúng từ thời đồ đá, chúng từ đâu đến và chúng đến đây làm gì, ong dú có họ hàng gì với các ong khác không, phải chăng tổ tiên của ong dú củng là một loài ong làm được mật v.v.v còn tất cả nhiều điều bí ẩn khác, Ong dú JiChi sẻ tiếp tục đề cập đến trong các bài viết tiếp theo.

Nếu các bạn thấy hay hoặc có ích, thì hãy like, share hoặc comment để JiChi có thêm động lực cho những bài viết cực kỳ chất lượng tiếp theo, chắc chắn rằng, nó sẻ giá trị với bạn trong từng milimet.

Chia sẻ bài viết:
Tags: khai niem ong du meliponi stingless bees sugarbag bees
Viết bình luận của bạn:

Giỏ hàng